Học tập đạo đức HCM

Phòng bệnh thiếu máu truyền nhiễm trên gà

Thứ bảy - 14/08/2021 04:33
Thiếu máu truyền nhiễm là một bệnh tương đối mới ở gà, được phát hiện chủ yếu trên đàn gà con chưa được bảo hộ bởi kháng thể chống lại virus, đôi khi cũng được phát hiện trên đàn gà thịt thương phẩm ở thể mãn tính, gây suy giảm miễn dịch và giảm hiệu quả kinh tế nặng nề.

Nguyên nhân

Bệnh thiếu máu truyền nhiễm do virus Chicken Anemia Virus (CAV) gây ra, chủ yếu gây bệnh trên gà con và gà trưởng thành, ít gây bệnh trên gà đẻ. Thiếu máu truyền nhiễm là một bệnh tương đối mới ở gà, báo cáo đầu tiên được ghi nhận tại Nhật Bản. Bệnh được phát hiện chủ yếu trên đàn gà con chưa được bảo hộ bởi kháng thể chống lại virus, đôi khi cũng được phát hiện trên đàn gà thịt thương phẩm ở thể mãn tính (không có các biểu hiện triệu trứng), gây suy giảm miễn dịch và giảm hiệu quả kinh tế nặng nề.

Đường lây truyền của virus chủ yếu là truyền ngang từ gà mang mầm bệnh sang gà khỏe qua tiếp xúc hay đường phân - miệng. Tuy nhiên cũng có ghi nhận việc truyền dọc từ bố mẹ sang con nhưng chưa rõ ràng.

Virus gây bệnh thiếu máu truyền nhiễm trên gà có thể gây bệnh trên gà mọi lứa tuổi, mọi giống gà. Tuy nhiên các dấu hiệu lâm sàng chủ yếu được tìm thấy ở gà nhỏ (< 2 tuần tuổi). Sau đó tới gà 2 - 3 tuần tuổi. Tỷ lệ chết dao động 8 - 15% nhưng cũng có đàn chết đến 40%.

 

Triệu chứng lâm sàng

Gà từ 10 ngày tuổi trở lên mới phát bệnh với các biểu hiện khá điển hình như sau: Gà ủ rũ, đứng tụm dưới nguồn nhiệt; Gà chậm lớn, gầy, xanh do thiếu máu; Tăng đột ngột tỷ lệ tử vong (thường là ở 13 - 16 ngày tuổi); Không có dấu hiệu lâm sàng hoặc ảnh hưởng đến sản lượng trứng hay khả năng sinh sản ở gà bố mẹ. Từ chân lông ống đuôi và cánh rỉ ra máu tươi, có nhiều trường hợp chảy thành dòng, tạo điều kiện thuận lợi cho những gà khác mổ cắn; Gà chết 10 - 15 ngày sau khi phát bệnh. Thiếu máu truyền nhiễm gây suy giảm sức đề kháng và khả năng đáp ứng miễn dịch của gà có thể là nguyên nhân trực tiếp để gà dễ mắc nhiều bệnh thứ phát. Do đó tỷ lệ ốm và chết thường rất cao dưới hình thức của nhiều bệnh ghép…

 

Bệnh tích

- Xuất huyết lỗ chân lông ống.

- Trên da có nhiều nốt viêm hoại tử da.

- Xuất huyết cơ là bệnh tích đặc trưng của thiếu máu truyền nhiễm.

- Tuyến ức và túi Fabricius bị teo, kém phát triển.

- Các tủy xương nhợt nhạt biến sắc.

- Các bệnh tích khác nhau của các bệnh thứ phát.

 

Chẩn đoán phân biệt

Bệnh thiếu máu truyền nhiễm giống với bệnh Gumboro ở chỗ cả 2 bệnh đều có hiện tượng xuất huyết cơ. Song bệnh thiếu máu truyền nhiễm không có biến đổi điển hình ở túi Fabricius giai đoạn đầu mới phát bệnh ở đường ruột và đặc biệt là ở dạ dày tuyến.

 

Phòng bệnh

Bệnh do virus gây ra nên chưa có biện pháp điều trị, người nuôi cần thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh sau:

- Không lấy trứng ở những đàn gà có biểu hiện bệnh thiếu máu truyền nhiễm để làm giống, làm vaccine.

- Gà phải được tiêm phòng vaccine sống nhược chủng CAV - CUX.I hoặc TAD Thymo vac của Đức: Cho uống lúc gà 1 - 3 ngày tuổi đối với gà nuôi thịt và cho uống nhắc lại lúc 16 - 20 tuần tuổi trước khi đẻ.

- Cần phải tăng cường kiểm soát an toàn sinh học cho đàn gà bằng phương pháp tổng hợp.

- Thực hiện kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng tốt.

- Vệ sinh sạch sẽ chuồng trại, máng ăn, máng uống.

- Tích cực phòng trị các bệnh gây suy giảm miễn dịch: Gumboro, cầu trùng, viêm gan virus.

Theo PGS.TS Phạm Ngọc Thạch/nguoichannuoi.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập68
  • Hôm nay21,653
  • Tháng hiện tại51,962
  • Tổng lượt truy cập92,429,626
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây