Học tập đạo đức HCM

Ngư dân Cẩm Lĩnh được mùa “lộc biển”

Thứ hai - 30/06/2014 03:31
Chưa bao giờ ngư dân vùng bãi ngang Cẩm Lĩnh (Cẩm Xuyên) lại trúng “lộc biển” - sò mai như năm nay. Trên mỗi chuyến tàu trở về sau hành trình đánh bắt luôn đầy ắp “lộc biển”, mang niềm phấn khởi đến với bà con ngư dân...

 

Ngư dân Cẩm Lĩnh được mùa “lộc biển”

Ngư dân Cẩm Lĩnh được mùa sò mai.

Khi nắng chiều còn khá gay gắt, tại bến cầu Cẩm Lĩnh, những con thuyền nối đuôi nhau ngoài biển trở về. Trên gương mặt mỗi ngư dân đều ánh lên niềm vui bởi tàu nào, thuyền nấy đều nặng trĩu sò mai biển. Chủ tàu Kiều Viết Thương (thôn 5, xã Cẩm Lĩnh) phấn khởi: “Đi biển từ nhỏ nhưng tui chưa bao giờ thấy sò mai lại nhiều như năm nay. Vài tháng gần đây, cứ tầm 5h sáng, mấy anh em trên con tàu 48 CV rẽ sóng đánh bắt sò mai. Cách bờ chừng 8 hải lý là bọn tui lặn xuống biển. Chỉ sau vài tiếng, những bao tải chặt ních sò mai từ độ sâu 10m được kéo lên thuyền. Mỗi ngày, thuyền của tui khai thác bình quân hơn 1 tấn sò. Sau khi thuê người chế biến còn lại 70-80 kg cồi sò. Mỗi kg cồi sò đầu mùa có khi bán được 120 nghìn đồng, hiện chỉ còn 100 nghìn đồng/kg. Trừ chi phí, mỗi lao động trên tàu cũng kiếm được 700 nghìn - 1 triệu đồng/ngày'.

Ông Phạm Tiến Phương, một chủ thuyền khác ở thôn 1 cho biết thêm: “Trước đây, thuyền chúng tôi mất vài ngày ra khơi kiếm tạ cá, cân mực mà thu nhập cũng không cao. Từ khi sò mai xuất hiện nhiều, chúng tôi không còn phải vươn khơi, sáng đi chiều về mà thu nhập cao hơn. Nhờ “lộc biển” nên những tháng gần đây, ngư dân Cẩm Lĩnh hầu hết chuyển sang lặn sò mai. Khai thác được tấn nào bán hết tấn đó, bà con ngư dân ở đây vui lắm!”.

Sò mai biển không chỉ mang lại thu nhập cho những lao động trên thuyền mà còn tạo việc làm cho nhiều lao động ở địa phương. Khi những con tàu vừa cập bến, hàng trăm người dân đã chờ sẵn với những dụng cụ chuẩn bị chế biến sò mai. Chị Liễu (thôn 5) vui vẻ cho biết: Chế biến một bao sò mai được chủ thuyền trả công 20 nghìn đồng. Nói là chế biến nhưng thực ra công việc này cũng khá đơn giản, trẻ em cũng làm được. Người được thuê mang bao tay dùng dao nhỏ tách vỏ sò ra vứt hết ruột, chỉ lấy cồi. Sau đó, đem rửa sạch cồi sò, mang đến cho chủ thuyền và nhận tiền công. Chiều chiều, người người lại đổ ra bến chế biến sò mai. Nhiều gia đình 2-3 người cùng làm, mỗi tiếng cũng kiếm thêm được 20-40 nghìn đồng.

Ông Phạm Tiến Dũng - Phó Chủ tịch UBND xã Cẩm Lĩnh hồ hởi khi nói chuyện về được mùa sò mai biển của bà con ngư dân. Những năm trước đây, sò mai biển chỉ xuất hiện trong vòng một tuần là hết. Ngư dân khai thác về chỉ đủ phục vụ cho gia đình. Nhưng từ tháng đầu 2 đến nay, sò mai xuất hiện dày đặc hiếm có ở vùng biển Cẩm Lĩnh, lại trở thành hàng hóa, mang giá trị kinh tế cao. Trên địa bàn xã Cẩm Lĩnh hiện có hơn 31 tàu thuyền các loại khai thác sò mai, đều có lợi nhuận cao. Từ đó đến nay, toàn xã đã khai thác được gần 240 tấn sò mai đã qua chế biến, ước tính trị giá hơn 15 tỷ đồng... Cồi sò mai bây giờ được xem là đặc sản biển, xuất khẩu ra nước ngoài và các nhà hàng, khách sạn thu mua để chế biến làm món nhậu cho khách hàng... rất được ưa chuộng.

Trước khi rời Cẩm Lĩnh, nghe bà con ngư dân kháo nhau về chuyện “lộc biển” vẫn còn nhiều, chúng tôi cảm thấy vui lây!

Hữu Trung 
Nguồn baohatinh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập180
  • Hôm nay26,462
  • Tháng hiện tại219,555
  • Tổng lượt truy cập92,597,219
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây