Học tập đạo đức HCM

Cẩm Xuyên trồng mai vàng để phát triển kinh tế gắn với du lịch

Thứ năm - 11/03/2021 01:50
5.000 cây mai vàng sẽ được huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) trồng tại xã gần kề khu du lịch biển Thiên Cầm nhằm phát triển kinh tế và tạo cảnh quan du lịch...
117d4091834t53206l0

Ông Nguyễn Tiến Hùng được cán bộ Trung tâm Ứng dụng KHKT và Bảo vệ cây trồng, vật nuôi huyện Cẩm Xuyên hướng dẫn cách trồng cây mai

Khu vườn rộng hơn 3.000 ha của gia đình ông Nguyễn Tiến Hùng (thôn Rạng Đông, xã Cẩm Dương, Cẩm Xuyên) trước đây chuyên trồng lạc nhưng do đất cát khô cằn nên không hiệu quả. Mỗi năm, gia đình ông Hùng chỉ trồng được một vụ lạc, còn lại đất bỏ hoang. Mới đây, được thôn lựa chọn để triển khai mô hình trồng cây mai vàng, ông Hùng đã đổ thêm đất thịt, cải tạo đất và đào hố theo hướng dẫn của cán bộ Trung tâm Ứng dụng KHKT và Bảo vệ cây trồng, vật nuôi huyện Cẩm Xuyên.

Ông Nguyễn Tiến Hùng cho biết: “Trong vườn gia đình tôi cũng có 2 cây mai được trồng nhiều năm trước và nhiều lần được thương lái dạm mua nhưng tôi chưa bán. Nhận thấy mai vàng hợp với vùng đất cát pha đất thịt nên khi địa phương triển khai mô hình, tôi đăng ký ngay. Sau khi được tập huấn và cấp cây giống, gia đình tôi đang triển khai trồng 100 cây mai vàng. Trồng xong, tôi sẽ lắp hệ thống tưới để tiện chăm sóc”.

117d4092026t21896l0

Ông Phan Xuân Tưởng trồng mai theo quy trình kỹ thuật

Cũng như gia đình ông Hùng, ông Phan Xuân Tưởng (thôn Rạng Đông, xã Cẩm Dương, Cẩm Xuyên) đang tất bật trồng cây mai trong khu vườn rộng gần 500 m2 của gia đình.

“Tôi đăng ký và được cấp về 40 cây mai vàng. Cũng may mấy hôm nay thời tiết thuận lợi để làm đất và trồng. Để đạt tỷ lệ sống cao, tôi tuân thủ nghiêm ngặt quy trình hướng dẫn của cán bộ Trung tâm Ứng dụng KHKT và Bảo vệ cây trồng, vật nuôi” - ông Phan Xuân Tưởng cho hay.

117d4092134t84001l0

Được tập huấn kỹ thuật nên trước khi trồng, người dân thực hiện bón phân theo hướng dẫn

Trồng mai vàng trên đất pha cát là mô hình được Trung tâm Ứng dụng KHKT và Bảo vệ cây trồng, vật nuôi huyện Cẩm Xuyên triển khai năm 2021 nhằm mục đích đưa cây hoa mai về các xã vùng bãi ngang của Cẩm Xuyên. Mô hình triển khai thí điểm ở 2 xã: Cẩm Dương và Yên Hòa với số lượng 5.000 cây mai vàng được trồng trong vườn hộ của 81 hộ. Theo đó, mỗi hộ được cấp trung bình từ 40 – 100 cây mai vàng để trồng. Trước và sau khi trồng, trung tâm tổ chức tập huấn và trực tiếp hướng dẫn về kỹ thuật, cách chăm sóc để đảm bảo về tỷ lệ sống, phát triển và tạo thế…

Ông Phan Xuân Nam - Phó Giám đốc Trung tâm Ứng dụng KHKT và Bảo vệ cây trồng, vật nuôi huyện Cẩm Xuyên chia sẻ: “Người dân xã Cẩm Dương và Yên Hòa vốn đã trồng mai để chơi cảnh. Tuy nhiên, trồng mai theo hướng hàng hóa thì chưa. Nhận thấy vùng đất cát pha đất thịt rất thích hợp với hoa mai nên chúng tôi triển khai mô hình trồng mai vàng gắn với phát triển kinh tế và du lịch vùng ven biển Thiên Cầm”.

117d4092731t72528l0

Vẻ đẹp của cây mai bản địa ở xã Cẩm Dương

Mô hình trồng cây mai vàng gắn với phát triển kinh tế và du lịch vùng ven biển Thiên Cầm có tổng kinh phí khoảng 200 triệu đồng, được trích từ nguồn ngân sách của UBND huyện Cẩm Xuyên. Tại Hà Tĩnh chưa có địa điểm cung ứng cây giống nên Trung tâm Ứng dụng KHKT và Bảo vệ cây trồng, vật nuôi huyện Cẩm Xuyên phải mua cây giống ở các tỉnh miền Nam.

Dự kiến, sau 3 năm, khi cây mai cho hoa và có thể bán ra thị trường, trung tâm sẽ tiến hành nghiệm thu mô hình. Quá trình từ khi trồng đến khi cây mai ra hoa, trung tâm sẽ trực tiếp hướng dẫn và hỗ trợ người dân chăm sóc để cây mai phát triển, tạo dáng và ra hoa đẹp.

Cẩm Xuyên trồng mai vàng để phát triển kinh tế gắn với du lịchHuyện Cẩm Xuyên trồng mai vàng ở các xã bãi ngang gần khu du lịch Thiên Cầm để phát triển kinh tế gắn với du lịch

Mục tiêu của huyện Cẩm Xuyên là đưa cây mai vàng về các xã bãi ngang gần khu du lịch Thiên Cầm để phát triển kinh tế gắn với du lịch. Bởi vậy, sau khi triển khai thí điểm thành công ở một số hộ, UBND huyện Cẩm Xuyên sẽ xây dựng kế hoạch để nhân rộng mô hình này.

Nguồn tin: Phan Trâm/baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập169
  • Máy chủ tìm kiếm15
  • Khách viếng thăm154
  • Hôm nay41,072
  • Tháng hiện tại690,532
  • Tổng lượt truy cập88,045,602
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây