Học tập đạo đức HCM

Hội thảo nhân rộng mô hình đệm lót sinh học trong chăn nuôi

Thứ bảy - 28/05/2016 10:41
Tổ hợp tác Môi trường xanh (Khánh Lộc) kết hợp với UBND xã Khánh Lộc, Dự án Phát triển nông thôn bền vững vì người nghèo Hà Tĩnh (SRDP) vừa tổ chức hội thảo chia sẻ nhân rộng mô hình sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi.

 

Upload

          Men vi sinh dùng cho đệm lót sinh học trong chăn nuôi,  sản phẩm đó được hình thành từ ý tưởng  sáng tạo cùng ý chí quyết tâm của 7 chị em phụ nữ thuộc cơ sở sản xuất Men vi sinh ở xóm Lương Hội xã Khánh Lộc.  Ý tưởng đó trở thành hiện thực khi có sự giúp đỡ và chuyển giao khoa học kỹ thuật của Dự án  SRD Hà Nội; cùng với nguyên liệu sản xuất bao gồm hỗn hợp vi sinh vật hữu ích, nấm men, En Zim thủy phân các chất hữu cơ, sản phẩm này đã được Viện kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia kiểm nghiệm và chứng nhận.

Từ tháng 4/2015, Tổ hợp tác  Môi trường xanh  được tiếp cận dự án Phát triển nông thôn bền vững vì người nghèo Hà Tĩnh (SRDP), Thông qua mô hình đầu tư nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu (CSA). Dự án đã hỗ trợ cho tổ hợp tác  206 triệu đồng, bao gồm: Vật liệu tiêu hao là bột ngũ cốc, dịch gốc. Vật liệu không tiêu hao là nhà xưởng, máy sấy khí động với công suất sản xuất 1,5 tấn sản phẩm /tháng.  Hỗ trợ dịch vụ kinh doanh và kỹ thuật là các hoạt động tham quan, hội thảo, truyền thông trên các phương tiện TTĐC...Đến nay THT đã làm được 1,1 tấn chế phẩm men vi sinh, sản phẩm phù hợp về giá cả và đặc biệt là giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường nên được người chăn nuôi đón nhận.

Tại hội thảo ý kiến của các hộ chăn nuôi đều cho rằng  Đệm lót sinh học  là công nghệ mới trong chăn nuôi, bước đầu cho hiệu quả kinh tế-xã hội. Đặc biệt là không những giảm ô nhiễm môi trường mà còn cải thiện môi trường sống, tạo cơ hội thuận lợi để phát triển chăn nuôi trong khu dân cư; giảm được nhân công, tiết kiệm được 80% nước khi nuôi lợn. Đặc biệt, khi lợn và gà được nuôi trên đệm lót sẽ khỏe mạnh, đồng đều, giảm tồn dư kháng sinh. Thêm nữa, đệm lót chứa các vi sinh vật có lợi và rất hiệu quả trong việc phòng chống các bệnh dịch có hại trên đàn lợn và gà,  nên giảm được chi phí chăn nuôi; tăng năng suất và chất lượng của vật nuôi .     

                         Theo  Việt thắng - Quốc Huy/Can Lộc

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập378
  • Hôm nay54,726
  • Tháng hiện tại191,960
  • Tổng lượt truy cập88,870,294
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây