Học tập đạo đức HCM

BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐỨC THỌ CẤP CỨU 23 BỆNH NHÂN BỊ ONG ĐỐT

Chủ nhật - 05/08/2018 11:47
Thời gian qua, Bệnh viện đa khoa huyện Đức Thọ đã cấp cứu cho 23 bệnh nhân bị ong đốt. Hầu hết các bệnh nhân đã ổn định, hiện vẫn còn 4 bệnh nhân đang điều trị.

 Theo bác sĩ Nguyễn Thanh Cung, Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu, từ giữa tháng 7/2018 đến nay, có 23 bệnh nhân bị ong đốt vào nhập viện điều trị, trong đó có 02 bệnh nhân ở Đức Long (Đức Thọ), số còn lại ở Ân Phú, Đức Lĩnh, Đức Hương (Vũ Quang) và Nam Kim (Nam Đàn). Tất cả các bệnh nhân đều đi ở những vùng đồi núi hái sim, chăn bò, khi đụng phải các tổ ong nên bị ong đốt. Các bệnh nhân vào đều trong tình trạng sưng ở các vị trí bị ong đốt, đau nhức nhiều, choáng, nôn...

     Bác sĩ Cung cho biết thêm: Các loại ong thường hay đốt người là ong mật, ong bầu, ong vàng, ong vò vẽ. Sau khi đốt các chất trong nọc ong gây ra phản ứng dị ứng, sốc phản vệ, làm ngưng kết tiểu cầu và gây tắc mao mạch, tổn thương nhiều cơ quan, về lâu dài dẫn đến suy gan, suy thận và có thể tử vong. Vì thế, để hạn chế bị ong đốt, tốt nhất là tránh tiếp xúc với ong, không kích động hoặc chọc phá tổ ong, khi ong bay đến, không chạy, nên đứng hoặc ngồi im không cử động;  thường xuyên vệ sinh, phát quang bụi rậm quanh nhà, khi ong vào nhà làm tổ cần phát hiện sớm tổ ong và phá bỏ nếu ở nơi đông người, nơi nhiều người đi lại hoặc trong hộ gia đình, nên phá ngay khi tổ mới xây (thường tháng 3-4); khi đi vào rừng, đi dã ngoại cần tránh mặc quần áo sặc sỡ, không dùng nước hoa, dầu gội đầu, mỹ phẩm… có mùi thơm và ngọt; không đi chân đất, không mặc quần áo quá rộng, đội mũ có lưới che, đi găng tay, mặc quần áo dày và kín; nếu bị ong tấn công có thể dùng bất cứ loại bình xịt nào có mùi khó chịu hoặc dùng khói để xua đuổi; để loại bỏ tổ ong nên dùng khói, bình xịt côn trùng xua ong đi hết sau đó dùng lưới mắt nhỏ hoặc màn bọc tổ ong gỡ đi; người thực hiện cần mặc quần áo dày, áo mưa (loại nhựa dày) đi găng và đầu đội mũ kín; nếu không may bị ong đốt cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và điều trị kịp thời./.

 

Theo Trần Văn Khoát (Bệnh viên đa khoa huyện Đức Thọ)/ductho.hatinh.gov.vn

 Tags: bệnh nhân

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập247
  • Hôm nay53,426
  • Tháng hiện tại828,704
  • Tổng lượt truy cập92,002,433
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây