Học tập đạo đức HCM

Nâng cao thu nhập vườn hộ trên các vùng đất bán sơn địa

Thứ sáu - 11/08/2017 00:18
Ngược Quốc lộ 8 A chúng tôi tìm về xã Đức Hòa, huyện Đức Thọ, một sự đổi thay đến ngỡ ngàng. Những con đường bê tông trải dài khắp các ngõ xóm, đi qua cánh đồng lúa xanh mơn mởn thoảng mùi hương để đón một vụ mùa mới chúng tôi tìm về xóm Trại Trắn nơi có những vườn cây trái trĩu nặng.

Dừng chân tại vườn nhà anh Lê Việt Cường chúng tôi đã rất ngỡ ngàng trước những cây bưởi đang sum suê quả báo hiệu cho một năm được mùa. Màu xanh của cây trái, pha chút màu vàng sáng của quả trên cây làm cho chúng tôi quên đi cái mệt nhọc giữa ngày hè oi bức. Nơi đây khí hậu trong lành đến khó tả, gió thoảng nhẹ từ dòng sông Ngàn Sâu tạo nên một bầu không khí mát dịu biết bao. Chào đón chúng tôi bằng nụ cười vui vẻ, anh Cường cho biết  để có được khu vườn đẹp với cây trái trĩu nặng như hôm nay anh cũng đã mất gần 4 năm học tập và vun vén xây dựng. Vườn nhà anh có chừng 1ha đất, cách đây gần 4 năm chỉ toàn trồng sắn để phục vụ chăn nuôi một vài con lợn và bò nên gia đình không có thu nhập gì đáng kể từ vườn, kinh tế không thể phát triển thêm được.

Trăn trở, suy nghĩ rất nhiều, anh luôn muốn tìm cách gì đó để nâng cao thu nhập cho gia đình, đặc biệt là tận dụng được diện tích đất vườn rộng rãi này. Nghĩ là làm, tự bản thân anh đã tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm và đi tham quan nhiều nơi về xây dựng vườn mẫu  có hiệu quả kinh tế cao. Anh nhận thấy vùng đất bán sơn địa nơi anh sống phù hợp với trồng các loại cây ăn quả như cam bù, cam chanh, bưởi các loại. Ban đầu anh mạnh dạn vay vốn để đầu tư 50 triệu đồng nhằm cải tạo chỉnh trang lại vườn và mua cây giống về trồng. “Vạn sự khởi đầu nan”, khi mới bắt đầu triển khai thực tế, mọi thứ với anh đều rất khó khăn. Ngoài việc thiếu vốn thì kinh nghiệm về trồng cây ăn quả không nhiều nên anh đã phải lặn lội tìm đến các chủ vườn trồng bưởi, trồng cam ở huyện Hương Khê để học hỏi về kỹ thuật và mua cây giống. Khó khăn là vậy nhưng những gì anh đã được thấy ở các vườn hộ nơi anh đến đã thôi thúc anh có thêm nghị lực để vượt khó và quyết tâm thực hiện dự định của mình. Đầu tiên, anh đầu tư trồng thử 50 cây để rút kinh nghiệm.

Sau thời gian một năm, thấy cây phát triển tốt, hợp đất, thổ nhưỡng nên anh tiếp tục mua cây giống về trồng và đến nay vườn đã có được 400 gốc, trong đó cây bưởi chiếm 2/3 gồm giống bưởi Phúc Trạch và bưởi Diễn, còn lại là cam các loại. Vụ mùa năm nay đã có khoảng 25 cây cho mùa quả thứ 2 bình quân mỗi cây anh chỉ để từ 40 – 50 quả với giá bán từ 40.000 – 50.000 đồng gia đình anh cũng thu về khoảng từ 40-50 triệu đồng. Dự kiến trong 2 năm tới tất cả cây bưởi của gia đình anh đều cho quả, ước tính giá trị trung bình lên đến hàng trăm triệu đồng. Giờ đây, sau gần 4 năm trồng, chăm sóc, vườn nhà anh là một trong các vườn mẫu trong xây dựng Nông thôn mới của xã Đức Hòa. Phấn khởi với kết quả ban đầu, anh cho chúng tôi biết trong thời gian tới sẽ tiếp tục đầu tư vào vườn hệ thống tưới đồng bộ để thuận tiện cho việc tưới tiêu và cây được phát triển tốt hơn, vườn đẹp hơn.

Mô hình vườn mẫu của gia đình anh Cường là một trong nhiều mô hình vườn của xã Đức Hòa hiện nay. Việc chuyển đổi các loại cây trồng không hiệu quả sang trồng những loại cây có giá trị kinh tế cao và cho thu nhập bền vững lâu dài trên những diện tích vườn ở vùng bán sơn địa xã Đức Hòa nói riêng và các xã huyện trong tỉnh nói chung là một việc làm rất cần thiết. Khai thác tiềm năng lợi thế các vườn hộ để đầu tư hiệu quả hơn nhằm đáp ứng một lúc hai tiêu chí trong xây dựng mục tiêu Quốc gia về nông thôn mới đó là vừa nâng cao thu nhập hộ vừa góp phần vào tiêu chí vườn mẫu “tiêu chí đinh” mà tỉnh Hà Tĩnh xây dựng để xác định xã đạt chuẩn nông thôn mới. Ngoài việc tạo thu nhập việc tạo ra các khu vườn mẫu còn mang lại cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp và tạo nên một diện mạo mới cho các vùng nông thôn hiện nay./.

 
Theo Thái Thơm/sonongnghiephatinh.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập293
  • Hôm nay54,226
  • Tháng hiện tại829,504
  • Tổng lượt truy cập92,003,233
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây