Học tập đạo đức HCM

Đổi mới trên quê hương cách mạng Rộc Cồn Phú Phong

Thứ tư - 02/09/2020 23:47
Xã Phú Phong, huyện Hương Khê tự hào với truyền thống vẻ vang trên quê hương cách mạng Roộc Cồn, nơi diễn ra cuộc biểu tình lịch sử của nhân dân Hương Khê, với nhiều tấm gương nghĩa liệt ngã xuống trong phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh. Mảnh đất này đã ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử trong phong trào cách mạng những năm 1930-1931. Viết tiếp truyền thống trên quê hương cách mạng, Phú Phong hôm nay đang chuyển mình vươn lên mạnh mẽ, xây dựng quê hương ngày càng đổi mới, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân

    Đền Cây Chay nằm trong Khu di tích lịch sử cách mạng Rôộc Cồn, thuộc thôn 2 xã Phú Phong. Những năm 1930-1931, nơi đây là vùng đồi trọc, xung quanh được bao bọc bởi cây cối um tùm với diện tích 600m2. Phía trước di tích là dòng sông Tiêm uốn mình chảy xiết mang nước về tưới xanh cho ruộng đồng, tạo cho cảnh quan của xóm làng thêm trù phú. Đây là nơi cất dấu tài liệu, in ấn truyền đơn, là nơi hội họp của Đảng bộ Hương Khê trong cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh. Những năm 1930-1931, trước sự đàn áp của đế quốc, phong kiến, hàng ngàn người dân nơi đây đứng lên biểu tình. 11 người chết và 6 người bị thương trong một cuộc biểu tình vào ngày 20/4/1931 là đỉnh điểm của cao trao đấu tranh chống lại sự áp bức của cường hào phong kiến và thực dân Pháp lúc bấy giờ. Ngày nay, Khu di tích lịch sử cách mạng Rọôc Cồn là địa chỉ đỏ để giáo dục truyền thống cách mạng của quê hương, đất nước cho các thế hệ hôm nay và mai sau.

Di tích Lịch sử Cách mạng Rôộc Cồn.

   Ông Lê Hoa Lựu, Thôn 4, xã Phú Phong năm nay đã 79 tuổi chia sẻ: “Với truyền thống của quê hương Phú Phong, chúng tôi luôn mẫu mực đi đầu trong các phong trào hoạt động ở địa phương, đồng thời giáo dục và căn dặn con cháu luôn tự hào về quê hương cách mạng, ra sức học tập, lao động và cống hiến đóng góp phần mình cho công cuộc đổi mới trên quê hương”.

Một góc thôn 1

    Viết tiếp truyền thống trên quê hương cách mạng Rôộc Cồn, Phú Phong hôm nay đang chuyển mình vươn lên mạnh mẽ. Minh chứng nổi bật nhất là phong trào thi đua lao động, sản xuất, xây dựng cuộc sống mới trên quê hương. Nhiều nông dân đã đầu tư công sức, tiền của để xây dựng các mô hình kinh tế tổng hợp, trồng cây ăn quả kết hợp phát triển chăn nuôi cho hiệu quả kinh tế cao.

       Tại khu đất Vậc Hầu, thuộc thôn 1, xã Phú Phong. Vốn là vùng đất cằn, bạc màu, sỏi đá, địa hình không bằng phẳng. 5 năm trước, anh Nguyễn Xuân Sơn đã mạnh dạn nhận đất, khai hoang, phục hóa, quyết tâm làm giàu trên mảnh đất nghèo. Sau 5 năm đầu tư xây dựng, bước đầu đã cho gia đình thu nhập trên 200 triệu đồng mỗi năm từ trồng cam, bưởi Phúc Trạch và nuôi thỏ.

       Anh Nguyễn Xuân Sơn, thôn 1, xã Phú Phong cho hay: “Tôi thấy mảnh đất này bỏ hoang, lãng phí, bản thân mạnh dạn đề xuất với địa phương tạo điều kiện cho tôi nhận đất để đầu tư mô hình. Hiện nay, tôi đã trồng 70 gôc Bưởi, trên 100 gốc cam và nuôi 50 con thỏ giống sinh sản. Với mục đích là phát triển kinh tế cho gia đình và tham gia đóng góp xây dựng quê hương”

Mô hình trồng Bưởi Phúc Trạch của gia đình anh Thọ, thôn 1, xã Phú Phong.

     Trong 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XIX nhiệm kỳ 2015-2020, kinh tế của Phú Phong tiếp tục tăng trưởng và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, phần lớn các chỉ tiêu nghị quyết đề ra đều đạt và vượt kế hoạch. Tổng giá trị sản xuất đến cuối năm 2020 ước đạt 150 tỷ đồng; giá trị sản xuất nông nghiệp trên đơn vị diện tích đạt 85 triệu đồng/1 ha; Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 30,81 triệu đồng năm 2015 lên 43,6 triệu đồng năm 2020. Kinh tế vườn phát triển mạnh cả về số lượng, qui mô và chất lượng.  Diện tích cây ăn quả toàn xã lên tới 53 ha, đạt gần 106 % so với mục tiêu Nghị quyết, trong đó bưởi Phúc Trạch 32 ha; cam các loại 21 ha cho thu nhập mỗi năm 6,5 tỷ đồng. Giá trị sản xuất chăn nuôi từ 7,5 tỷ đồng năm 2015 lên 9,1 tỷ đồng năm 2020, đạt 91% so với Nghị quyết. Toàn xã hiện có 43 mô hình sản xuất, kinh doanh có doanh thu 100 triệu đồng trở lên.

Cửa hàng đồ gỗ Linh Hoạt.

        Trong phong trào phát triển kinh tế, người dân nơi đây đã nhanh nhạy nắm bắt thị trường lao động và nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng. Vì vậy, nhân dân đã tích cực đa dạng hóa các ngành nghề phụ đem lại thu nhập cao, ổn định cuộc sống và xây dựng quê hương. Nhiều nghề phụ nhưng đã mang lại thu nhập chính cho người  dân nơi đây như: Gia công cơ khí, mộc dân dụng, thợ nề,  sửa chữa, kinh doanh vật liệu xây dựng, vận tải…Toàn xã hiện có 21 tổ ngành nghề xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng, tăng 8 tổ so với năm 2015; 268 cơ sở sản xuất, kinh doanh,  tăng 70 cơ sở so với năm 2015; 12 doanh nghiệp, tăng 2 doanh nghiệp; 5 HTX dịch vụ; 13 tổ hợp tác sản xuất, tăng 3 tổ hợp tác; 21  hộ kinh doanh vận tải, 94 ky ốt buôn bán nhỏ, 160 cửa hàng tạp hóa, 36 nhà hàng dịch vụ ăn uống. Giá trị sản xuất tăng từ 24 tỷ năm 2015 lên 29 tỷ năm 2020.

Một số cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn.

      Kinh tế phát triển, đời sống của người dân từng bước được nâng cao là điều kiện tốt để Đảng bộ tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới. Bằng những chủ trương đúng, cách làm hay, Đảng bộ Phú Phong đã lãnh đạo, tổ chức vận động nhân dân xây dựng mô hình kinh tế đa dạng trên các lĩnh vực, tiếp cận với phương thức sản xuất theo hướng hàng hóa. Năm 2015, Phú phong được UBND tỉnh công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới, đến nay có 3 thôn đạt chuẩn khu dân cư kiểu mẫu, 20 vườn mẫu. Tổng huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới đạt trên 40 tỷ đồng, tăng hơn 20 tỷ đồng so với giai đoạn 2011-2015.

Một góc xã Phú Phong nhìn từ trên cao.

     Bà Trương Thị Lan, Bí thư Chi bộ thôn 3, xã Phú Phong chia sẻ: Phát huy Khu dân cư mẫu đầu tiên của địa phương, những năm gần đây, Thôn 3 tiếp tục huy động nội lực, sự đóng góp của nhân dân tham gia xây dựng khu dân cư ngày càng xanh, sạch đẹp, khang trang hơn… Ngoài ra, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao trong thôn được nhân dân hưởng ứng tíc cực, tình làng, nghĩa xóm ngày càng thắt chặt hơn”

Công trình  Trường Tiểu học Phú Phong đang xây dựng.

     Là địa phương tiếp giáp với địa bàn thị trấn huyện, hầu như không có các chương trình dự án hỗ trợ, Đảng bộ và nhân dân xã Phú Phong đã tự lực, tự cường, từng bước khắc phục khó khăn, phát huy dân chủ, đoàn kết, trí tuệ, hoàn thành và giữ vững các tiêu chí một cách bền vững. Các mục tiêu, nhiệm vụ giải pháp trên từng địa bàn lĩnh vực đều được cấp ủy, chính quyền đề ra một cách cụ thể, sát với yêu cầu của thực tiễn, phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội của địa phương. Với những phần việc do người dân đảm nhận, cấp ủy chính quyền và các ban ngành đoàn thể quan tâm tổ chức họp bàn lấy ý kiến, trực tiếp lắng nghe tâm tư nguyện vọng và những đề xuất chính đáng của người dân. Vì vậy, Phú phong đã tạo được sự đồng thuận cao và hưởng ứng tích cực của nhân dân trong các phong trào thi đua.

     Sự đổi mới trên quê hương cách mạng Phú Phong hôm nay là niềm tự hào, phấn khởi của cán bộ và nhân dân nơi đây. Trong dòng chảy lịch sử, với đà phát triển của phong trào xây dựng Nông thôn mới, tin rằng Phú Phong sẽ tiếp tục đạt được nhiều thành tựu mới trong phát triển kinh tế xã hội, góp phần xây dựng thành công xã nông thôn mới kiểu mẫu vào những năm đầu thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2020-2025.

      Bà Nguyễn Thị Thân, Bí thư Đảng ủy xã Phú Phong cho biết: “Phát huy kết quả đạt được, Phú Phong tiếp tục xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm của Đảng bộ. Trong đó, khai thác lợi thế của địa bàn có đường Hồ Chí Minh đi qua, Phú Phong sẽ tập trung chỉ đạo nhân dân đa dạng hóa các ngành nghề sản xuất, phát triển các dịch vụ thương mại, ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất nông nghiệp và các mô hình cây ăn quả có giá trị kinh tế cao”

   Với những nhiệm vụ, giải pháp đột phá đề ra, Phú Phong đang phấn đấu 5 năm tới sẽ đạt tổng giá trị sản xuất 240 tỷ đồng; Thu nhập bình quân đầu người đạt trên 67,2 triệu đồng; 100% thôn đạt khu dân cư kiểu mẫu và 60 vườn mẫu đạt chuẩn; Xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao vào năm 2022.  Cùng với đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và đảm bảo quốc phòng an ninh, Phú Phong đang hướng tới mục tiêu tiếp tục bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa trên địa bàn, mà trọng tâm là xây dựng Khu di tích lịch sử cách mạng Rọôc Cồn xứng tầm với truyền thống, lịch của quê hương, đất nước trong công cuộc đổi mới hôm nay./.

Thanh Huệ - Trí Quân/http://huongkhe.hatinh.gov.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập148
  • Hôm nay42,982
  • Tháng hiện tại971,195
  • Tổng lượt truy cập93,348,859
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây