Học tập đạo đức HCM

Làm giàu từ cây Lạc – cây trồng đặc sản của quê hương

Thứ ba - 15/09/2020 05:01
Huyện Hương Khê nằm phía Tây Nam của tỉnh Hà Tĩnh, là một thung lũng rộng, bốn bề núi bao bọc với hai dãy núi lớn. Ở giữa thung lũng ấy có con sông Ngàn Sâu dài 125 Km uốn lượn chảy qua. Dọc theo triền sông là những cánh đồng nhỏ được phù sa bồi đắp, thích hợp với việc trồng các loại cây lúa, ngô, lạc,… Đặc biệt, cây lạc là cây trồng truyền thống và là cây trồng đặc sản của vùng đất này; nơi đây lạc phát triển rất tốt, hạt lạc to, tròn, chắc mẩy và hàm lượng tinh dầu lạc cao, chất lượng tốt ít có vùng đất nào trồng lạc có được.

Cách đây gần 5 năm, sau khi xuất ngũ trở về địa phương, anh Nguyễn Xuân Tuấn (ở thị trấn Hương Khê) nhận thấy lạc sau khi thu hoạch của bà con thường được các thương lái trong và ngoài tỉnh tập trung về thu mua với giá rẻ. Thương người nông dân vất vả một nắng hai sương làm ra thành phẩm nhưng lại phải bán với giá rẻ lợi nhuận thấp, anh suy nghĩ trăn trở tìm cách để có thể nâng giá trị hạt lạc giúp bà con nơi đây tăng thêm thu nhập. Với trăn trở đó anh bắt đầu tìm hiểu về kỹ thuật thâm canh lạc và chế biên dầu từ hạt lạc. Tại huyện Hương Khê thời điểm đó chưa hề có 1 cơ sở nào sản xuất, chế biến dầu lạc nào. Anh Tuấn đã đặt ra câu hỏi tại sao những nơi khác làm được dầu lạc mà mình không làm để giúp người trồng lạc tiêu thụ sản phẩm tại chổ và chế biến để tạo ra sản phẩm mới tại nơi quê hương cây lạc để nâng giá thành của lạc tăng thu nhập cho bà con và tạo ra sản phẩm rất tốt cho sức khỏe con người.

Nghĩ là làm, anh Tuấn khăn gói lên đường đi tìm hiểu công việc sản xuất dầu lạc. Trước hết anh về quê vợ  Tùng Ảnh - Đức Thọ (Hà Tĩnh), quê bà nội Nam Trung - Nam Đàn (Nghệ An) là những địa phương đã có các sản phẩm dầu lạc truyền thống, để có được những kinh nghiệm quý báu đầu tiên về sản xuất dầu lạc. Sau đó, anh lại tiếp tục đi tìm hiểu thực tế ở một số tỉnh khác như Quảng Ninh, Thái Bình,... để có thêm kỹ thuật. Sau khi đã nắm chắc được cách sản xuất dầu lạc, anh bàn với vợ dùng một số vốn tự có và vay mượn thêm để đầu tư mua máy móc về bắt tay vào sản xuất. Những mẻ “dầu lạc Tuấn Cúc” đầu tiên ra đời từ tâm huyết của anh đã cho kết quả tốt, màu dầu lạc vàng tươi bắt mắt, sóng sánh đậm đặc, chất lượng thơm ngon, …. Những ngày đầu mới sản xuất, anh cả bán, cả biếu, hoặc bán với giá thành thấp hơn một chút để giới thiệu với mọi người về sản phẩm mới của gia đình.  Tất cả mọi người sau khi dùng đều cho phản hồi rất tích cực, ai đã dùng một lần đều quay lại mua dầu lạc Tuấn Cúc. Đó chính là những động lực to lớn để anh Tuấn tiếp tực mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng.
 

e7ebebbd 193e 7420 b308 b51b1a75afba

Dầu lạc Tuấn Cúc - Được ép dầu từ những hạt lạc quê hương

Tiếng lành đồn xa, dầu lạc của anh ngày càng mở rộng thị trường, bán không chỉ trong huyện mà còn ngoài huyện, vươn ra các tỉnh Nghệ An, Sơn La, Gia Lai, Bình Dương, Sài Gòn,… Đến nay, mỗi năm cơ sở sản xuất dầu lạc Tuấn Cúc cung cấp cho thị trường 20.000 - 25.000 lít dầu lạc. Thu về gần 200 triệu đồng tiền lãi/năm. Ngoài ra tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 4 người  dân địa phương với mức thu nhập 4 triệu đồng/tháng, là số tiền không nhỏ đối với người dân nông thôn.

Trong tương lai gần, vợ chồng anh dự định sẽ xây dựng cơ sở nhà 2 tầng với diện tích 150m2 nằm ở mặt đường lớn để vừa sản xuất, vừa có nơi để kinh doanh sản phẩm; đầu tư mua thêm máy móc hiện đại để sản xuất ra những giọt dầu chất lượng hơn. Để việc sản xuất kinh doanh đạt kết quả tốt, một mặt anh chú trọng đầu tư hoàn thiện công nghệ; anh khảo sát mở rộng liên doanh liên kết vùng sản xuất, hướng dẫn quy trình trồng lạc Vietgap và thu mua sản phẩm cho người trồng lạc.

          Để người người tiêu dùng biết đến sản phẩm của mình hơn nữa, anh Nguyễn Xuân Tuấn đang hoàn thiện các quy trình phát triển sản phẩm đạt tiêu sản phẩm OCOP. Sản phẩm xuất phát từ sự tâm huyết tìm cách nâng cao giá trị hạt lạc cho người nông dân cho huyện Hương Khê kết hợp cùng với con người năng động, sáng tạo trong sản xuất, công nghệ máy móc hiện đại, anh Tuấn tự tin sản phẩm “dầu lạc Tuấn Cúc” sẽ làm hài lòng tất cả mọi người và vươn cao, vươn xa hơn nữa đối với thị trường tiêu thụ./.

Hà Trần/sonongnghiep.hatinh.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập426
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm425
  • Hôm nay44,536
  • Tháng hiện tại821,348
  • Tổng lượt truy cập88,176,418
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây