Học tập đạo đức HCM

Xuất khẩu mây tre đan, giải quyết việc làm cho nhiều người dân miền núi Hà Tĩnh

Thứ sáu - 27/11/2020 23:06
Người dân Hương Sơn (Hà Tĩnh) đang rất phấn khởi bởi có cơ hội việc làm, cải thiện cuộc sống gia đình từ nghề mới - mây tre đan xuất khẩu.
141d5004028t87504l0

Anh Lê Anh Hồng (xã An Hòa Thịnh) cùng với chị Lê Thị Bình (chủ cơ sở nem chua Ý Bình - thị trấn Phố Châu) đã kết nối với Công ty TNHH Đức Phong ở TP Vinh (Nghệ An) mở hướng đi mới, tạo việc làm cho người dân Hương Sơn với nghề mây tre đan xuất khẩu.

141d5005031t17387l0

Theo anh Lê Anh Hồng: Qua tìm hiểu được biết, Công ty TNHH Đức Phong đã đưa mây, tre chế tác thành những sản phẩm độc đáo ứng dụng trong cuộc sống hiện đại. Những sản phẩm từ tre, thủ công mỹ nghệ của công ty luôn được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng bởi độ bền, thẩm mỹ và thân thiện với môi trường...

141d5005224t74424l0

"Nhận thấy đây là cơ hội việc làm tốt cho bà con địa phương, nhất là khi nông nhàn, giúp chị em nông thôn có thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống gia đình nên chúng tôi đã kết nối, "bắt tay” với công ty đưa nghề mây tre đan xuất khẩu về trên địa bàn" - anh Hồng bày tỏ.

141d5005230t11695l0

Bắt đầu từ tháng 10/2020, anh Hồng và chị Bình phối hợp với Công ty TNHH Đức Phong tổ chức đào tạo nghề mây tre đan tại thôn Cừa Quán, xã An Hòa Thịnh và tổ dân phố 10, thị trấn Phố Châu (Hương Sơn). Thông qua chính quyền các địa phương, lớp học thu hút gần 100 người dân tại nhiều xã trên địa bàn tìm đến học nghề.

141d5005236t73852l0

Nhờ sự hướng dẫn tận tình của các nghệ nhân cùng với sự chịu khó học hỏi, đến nay, hầu hết các học viên đã làm ra sản phẩm đạt yêu cầu.

141d5005242t39009l0

Được công ty đào tạo miễn phí, cung cấp nguyên liệu và bao tiêu sản phẩm nên người dân rất hào hứng với nghề mới. Chị Nguyễn Thị Hải - tổ dân phố 11, thị trấn Phố Châu (trong ảnh) phấn khởi cho biết: Ở nhà nuôi con nhỏ lại không có việc làm nên chị đăng ký tham gia lớp học để kiếm thêm thu nhập. Nghề này không đòi hỏi sức khỏe, kỹ thuật cao, chỉ cần chịu khó một chút thì ai cũng làm được.

141d5005249t60930l0

“Vừa học vừa làm, tôi và một số chị em ở tổ dân phố 11 đã đưa nguyên liệu về nhà tranh thủ đan lúc rảnh rỗi. Dù thao tác còn chậm nhưng hiện tôi đã làm được hơn 130 cái đèn lồng, mỗi cái được trả công 13.000 đồng...” - chị Hải chia sẻ.

141d5005258t34984l0

Còn chị Phạm Thị Tân - thôn 7, xã Sơn Trường cũng đưa nguyên liệu về làm, đồng thời hướng dẫn cho mọi người trong gia đình cùng tham gia. Mỗi người một công đoạn như tách nan, đan lát nên mỗi ngày trung bình 1 người có thể làm được 8 – 10 sản phẩm đèn lồng, cho thu nhập khá.

141d5005307t40047l0

Cứ sau một tuần, người dân lại đưa các sản phẩm đến cho anh Hồng, chị Bình thu gom và nhận tiền công. “Chưa đầy 1 tháng, chúng tôi đã nhận được gần 2.000 sản phẩm đèn lồng đạt chất lượng theo yêu cầu, nhập về cho Công ty TNHH Đức Phong để xuất khẩu sang thị trường các nước. Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục kết nối, mở thêm nhiều lớp đào tạo, đồng thời hướng dẫn người dân đa dạng các loại sản phẩm như: khay, hộp, giỏ đựng các loại, đồ trang trí, hàng lưu niệm... để nâng cao thu nhập” – chị Bình cho hay.

141d5005322t84530l0

Nghề mây tre đan xuất khẩu được “du nhập” vào địa bàn Hương Sơn chỉ trong thời gian ngắn nhưng bước đầu đã góp phần giải quyết việc làm cho nhiều người dân địa phương. Mặc dù thu nhập bình quân không cao nhưng công việc nhẹ nhàng, kỹ thuật sản xuất đơn giản, không phải đầu tư vốn, lao động được mang việc về sản xuất tại nhà theo hình thức khoán sản phẩm, rất phù hợp với các hộ có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, người hết tuổi lao động...

Theo Hữu Trung/baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Công văn số 5424 /BNN-VPĐP

Triển khai Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 đối với các đơn vị hành chính cấp huyện, xã hình thành sau sắp xếp

Hát về nông thôn mới
Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập96
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm94
  • Hôm nay13,960
  • Tháng hiện tại537,292
  • Tổng lượt truy cập83,593,287
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây