Học tập đạo đức HCM

Xứng đáng với lời dạy của Bác “Thương binh tàn nhưng không phế”!

Thứ bảy - 01/07/2017 10:08
Hướng tới kỷ niệm 70 năm ngày thương binh liệt sỹ ( 27/7/2047-27/7/2017), Ban Biên tập Đài Truyền thanh- Truyền hình huyện Kỳ Anh xin giới thiệu đến bạn đọc những tấm gương thương binh điển hình trong phát triển kinh tế trên địa bàn. Trong chương trình hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu thương binh Trần Văn Hiển ở xã Kỳ Thượng ( huyện Kỳ Anh) là một trong những tấm gương điển hình thương binh làm kinh tế giỏi tại địa phương.

Bằng sự kiên trì, nỗ lực ông Trần Văn Hiến đã xây dựng thành công mô hình kết hợp trồng rừng cho hiệu quả kinh tế cao. Trên diện tích 15ha, ngoài nuôi cá, nuôi bò ông còn trồng nhiều loại cây quý cho thu nhập cao. Là bệnh binh, gia đình lại thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm sản xuất nên trước đây cuộc sống gia đình ông còn gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng nhờ sự cần cù, chịu khó học hỏi, đến nay mô hình kinh tế của người thương binh Trần Văn Hiến đã cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Sinh năm 1957, theo tiếng gọi của Tổ Quốc, tháng 11, năm 1977, ông Trần Văn Hiến tình nguyện tham gia nhập ngũ đơn vị E18, F8, C20, trực thuộc quân khu 9, Miền Tây Việt Nam. Năm 1988, ông tham gia chiến đấu tại chiến trường Campuchia và bị thương trong lúc đang chiến đấu tại chiến trường này. Do sức khỏe yếu, năm 1981 ông xuất ngũ trở về địa phương. Theo lời kể của ông thì thời đó Việt Nam đang nghèo lắm, đặc biệt vùng quê Kỳ Thượng thời bấy giờ cơm không đủ no, áo không đủ mặc, rất cực khổ.

Mô hình kinh tế của thương binh Trần Văn Hiến ở xã Kỳ Thượng ( huyện Kỳ Anh)

Vốn là một người mạnh dạn, dám nghĩ dám làm, với những trăn trở quyết tâm vư­ơn lên thoát cảnh đói nghèo, sau khi xuất ngũ trở về địa phương, ông quyết định phải thay đổi hướng làm ăn sao cho thật hiệu quả và bền vững. Là một ngư­ời gắn bó lâu năm với sản xuất nông nghiệp ông hiểu những giá trị tiềm năng từ đồng đất, đồi núi mang lại.

Năm 1991, nhờ biết tận dụng những giá trị tiềm năng từ nguồn nước, đồng đất, đồi núi cùng với chủ trương phủ xanh đất trống đồi núi trọc của Đảng ta, ông mạnh dạn xin đấu thầu vùng đất này của Hợp tác xã Kỳ Thượng (nay là xã Kỳ Thượng). Ông đã khai phá vùng đất này từ khi nó còn là rừng tự nhiên, hoang sơ để đắp đê nuôi cá nước ngọt, trồng cây. Những năm đầu, ông đã quyết định trồng cây gió trầm. Sau đó, năm 2001, ông trồng thêm cây thông nhưng nhận thấy không hiệu quả nên năm 2016 ông chuyển đổi sang cây tràm.

Sau nhiều cố gắng, khắc phục khó khăn, giờ đây, thương binh Trần Văn Hiến đã có một trang trại khá quy mô với tổng diện tích 15 ha với các loại cây như trầm gió, keo tràm cùng với kết hợp trồng cỏ chăn nuôi 18 con bò; 1 ha ao cá nước ngọt. Trong đó, cây trầm gió có 5000 gốc, tuổi thọ cũng khá cao, phần diện tích còn lại ông phủ xanh bằng cây tràm nguyên liệu. Mỗi năm gia đình ông thu nhập trên 150 triệu đồng. Ông chia sẽ: “Với 5000 gốc gió trầm, có những gốc đã hàng chục năm tuổi. Hiện tại tôi chưa bán, có những người đến mua cây vừa để về làm cảnh thì tôi  bán, giá những cây đó tầm 15 triệu đồng, những cây lâu năm có thể lên đến 50 – 100 triệu đồng…”

Với nghị lực của anh bộ đội Cụ Hồ, ông Trần Văn Hiến ở xã Kỳ Thượng ( huyện Kỳ Anh) đã trở thành tấm gương tiêu biểu trong phát triển kinh tế, xứng đáng với lời dạy của Bác Hồ “thương bình tàn nhưng không phế”, đư­ợc mọi ngư­ời tin yêu, mến phục. Ghi nhận những nỗ lực cố gắng của ông, ông đã nhận được nhiều bằng khen của Trung ương, của tỉnh, của huyện vì đã có thành tích tham gia trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và trong phát triển các mô hình kinh tế cho hiệu quả cao ... Những phần thư­ởng đó là nguồn động viên lớn giúp ông nỗ lực v­ươn lên khó khăn và sự gương mẫu, nhiệt huyết trong các hoạt động xã hội, cựu chiến binh Trần Văn Hiến xứng đáng là tấm gương sáng để chúng ta học tập và noi theo./.


Theo Hoàng Hạnh, Trung Anh/kyanh.hatinh.gov.vn

 Tags: thương binh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập498
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại846,239
  • Tổng lượt truy cập92,019,968
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây