Tăng cường các biện pháp chăm sóc, tưới nước, bón phân hữu cơ hoai mục, phân NPK để cây trồng ra thêm rễ mới, sinh trưởng phát triển khỏe mạnh, tăng sức chống chịu với điều kiện thời tiết. Đối với cây mạ cần bón bổ sung phân chuồng hoai mục, tro bếp, che phủ nilon đúng kỹ thuật; thường xuyên kiểm tra, che phủ lại những chỗ nilon bị rách, bị gió đánh bật lên để đảm bảo phòng chống rét cho mạ khi nhiệt độ xuống thấp. Tuyệt đối không gieo cấy, bón đạm, phun các loại thuốc trừ sâu bệnh hay phân bón qua lá cho mạ khi nhiệt độ xuống dưới 15oC; nếu cây mạ sinh trưởng kém có thể dùng các loại phân bón lá để phun khi thời tiết ấm.
Hướng dẫn các hộ chăn nuôi áp dụng các biện pháp kỹ thuật chế biến cải thiện dinh dưỡng thức ăn cho vật nuôi; sửa chữa, làm mới và che chắn chuồng nuôi đảm bảo giữ ấm cho vật nuôi, không bị gió lùa, mưa hắt làm ẩm, ướt chuồng trong những ngày rét đậm, rét hại; tăng cường chế độ chăm sóc để tăng sức đề kháng dịch bệnh và sức chống chịu với giá rét. Quản lý chặt chẽ đàn gia súc di chuyển đi tránh rét; tăng cường giám sát, phát hiện kịp thời dịch bệnh. Vào những ngày giá rét không chăn thả và bắt gia súc làm việc trước 09h sáng và sau 16h chiều; đặc biệt những ngày nhiệt độ dưới 130C cần nuôi nhốt giữ ấm gia súc tại chuồng.
Nuôi trồng thủy sản duy trì mực nước ao, lồng, bể nuôi từ 1,5m-2m; đối với các ao nuôi cá những ngày nhiệt độ thấp có thể sử dụng bèo tây phủ một phần hai đến một phần ba mặt ao. Những nơi có điều kiện tăng cường nuôi trong nhà có che chắn, kín gió. Đối với hệ thống các ao, bể nhỏ có thể sử dụng bạt nilon che chắn. Thường xuyên kiểm tra, kịp thời điều chỉnh các yếu tố môi trường nước pH, độ mặn, độ kiềm, độ trong, Oxy hòa tan... phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của các loại thủy sản. Điều chỉnh chế độ cho ăn theo hướng tăng cường về chất lượng và giảm khối lượng. Khi nhiệt độ nước giảm thấp dưới 180c giảm1/2 đến 2/3 lượng thức ăn; khi nhiệt độ dưới 140c ngừng cho thủy sản ăn, không đánh bắt gây ảnh hưởng đến thủy sản.
Triển khai đồng bộ, kịp thời các giải pháp phòng, chống dịch bệnh Viêm da nổi cục trên trâu bò. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên Ban chỉ đạo, phòng chống dịch gia súc, gia cầm; Kiểm soát hoạt động vận chuyển, buôn bán, giết mổ gia súc, gia cầm; Thực hiện công tác vệ sinh, tiêu độc, khử trùng chuồng trại, môi trường chăn nuôi và khu vực liên quan đảm bảo yêu cầu, khoanh vùng, giám sát chặt chẽ tình hình để phát hiện, xử lý kịp thời các ổ dịch mới phát sinh. Chủ động nắm chắc tình hình, diễn biến thời tiết để hướng dẫn, chỉ đạo công tác phòng, chống đói rét, dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi kịp thời và hiệu quả./.
Theo Ngọc Quang/locha.hatinh.gov.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới
Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố