Học tập đạo đức HCM

Về Xuân Sơn, nghe chuyện làm Nông thôn mới

Thứ hai - 10/09/2018 09:28
Thôn Xuân Sơn, xã Cổ Đạm định cư ở thung lũng vòng cung phía nam núi Mồng Gà - Yên Ngựa, thuộc dãy núi Hồng Lĩnh.. Là thôn gặp nhiều khó khăn, nhưng những năm gần đây, diện mạo thôn Xuân Sơn đang từng ngày khởi sắc nhờ Chủ trương xây dựng nông thôn mới.

Đây là khu kinh tế mới được hình thành vào nhưng năm 1980. Thôn có 200 hộ với 800 nhân khẩu. Là địa phương vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, nhưng từ năm 2012 đến nay dưới sự lãnh đạo chỉ đạo của Đảng và nhà nước, sau 6 năm phát động thực hiện mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới Chi bộ Đảng và tổ công tác mặt trận thôn tuyên truyền vận động người dân tích cực tham gia triển khai thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM và NTM kiểu mẫu đạt kết quả khả quan. Hiện đời sống được nâng cao, thu nhập đạt 34 triệu/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 4,5 %.

Người dân Xuân Sơn làm giao thông nông thôn...

Từ năm 2012 đến nay, người dân thôn Xuân Sơn tích cực quy hoạch, chỉnh trang, cải tạo vườn tạp, triển khai trồng đào và cây ăn quả có múi đem lại hiệu quả kinh tế cao. Vườn mẫu hiện tại có 4 vườn đạt vườn mẫu cấp tỉnh. Đó là vườn của hộ ông Phan Xuân Thái, Hoàng Ngọc Trà, Nguyễn Khắc Định và Trần Văn Hải. Vườn mẫu hộ ông Hoàng Ngọc Trà đạt giải nhì trong cuộc thi vườn mẫu do tỉnh tổ chức. Ngoài ra ở Xuân Sơn 8 vườn mẫu cấp huyện. Hiện còn nhiều vườn đào, vườn cây ăn quả có múi, vườn kinh tế cho thu nhập cao.

Thôn có 1 tổ hợp tác trồng đào với 10 thành viên, do ông Hoàng Ngọc Trà làm tổ trưởng. “Thôn có 80% hộ trồng cây hoa đào, trong đó đạt tỉ lệ 50% cho thu nhập từ 50-250 triệu đồng/vụ” góp phần giúp các gia đình xóa đói, giảm nghèo" ông Trà chia sẻ.

Vườn mẫu của ông Hoàng Ngọc Trà cho thu nhập trên 400 triệu đồng mỗi năm

Khu dân cư được chỉnh trang đảm bảo theo quy hoạch của xã. Hạ tầng cơ sở đạt 100% ngói hóa, trong đó có 50% nhà kiên cố. Đảm bảo điện thắp sáng tất cả đường thôn, ngõ xóm và 100% hộ dân. Với chủ trương “nhà nước nhân dân cùng làm”, địa phương vận động người dân tự nguyện đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng nhà văn hóa trị giá 500 triệu đồng đúng quy định. Đồng thời bê tông hóa 4 km kênh mương nội đồng phục vụ tưới tiêu trong sản xuất và kinh doanh.

Bên cạnh hệ thống mương máng nội đồng, tiêu chí giao thông ở Xuân Sơn thực sự điển hình của cuộc vận động người dân tự nguyện đóng góp xây dựng hạ tầng kinh tế-xã hội. Bằng các hình thức vận động thích hợp, nhà nước cấp xi-măng, người dân xuất tiền ra mua vật liệu đá, cát và tiền công, thuê thợ thi công các tuyến đường liên thôn, liên gia, nội đồng và ngõ xóm. Qua 6 năm, cấp ủy, ban cán sự, tổ công tác mặt trận và người dân làm được 8km đường bê tông liên gia ngõ xóm, tỉ lệ đạt 95%. Bí thư chi bộ Nguyễn Văn Thân chia sẻ “Năm 2018, chúng tôi làm hơn 1km đường bê tông ngõ xóm. Người dân đóng góp trên tinh thần tự nguyện, vì lợi ích chung của cộng đồng. Trong quá trình đó xuất hiện nhiều điểm nhấn, gương sáng trong phong trào đóng góp xây dựng đường liên gia, ngõ xóm”.

Trong cuộc vận động làm đường giao thông có nhiều gương sáng nổi lên. Đó là câu chuyện 3 hộ là anh Phan Văn Nam, Phan Văn Chắt và Trần Quốc Tuấn, mỗi hộ đóng góp 30 triệu đồng làm 1 cây cầu dài 12m, trị giá công trình 100 triệu đồng. Triển khai làm đường liên gia, ngõ xóm ,chị Trần Thị Hoa, tự nguyện đóng hơn 25 triệu đồng, chị Trần Thị Hiền đóng 20 triệu, ông Nguyễn Thông góp 18 triệu đồng, anh Hoàng Quang Dương góp 10 triệu đồng. Hầu hết các hộ tự nguyện đóng góp từ 7 -8 triệu đồng để bê tông hóa.

Đầu tháng 9 này, về Xuân Sơn, nghe chuyện người dân đồng thuận làm nông thôn mới. Rác thải được thu gom, môi trường sống của người dân đảm bảo. Làng thôn ngày càng đổi mới, đường làng lối đi đã sạch, đẹp. Hàng rào xanh đang được triển khai ở các cụm dân cư, ngõ xóm. Xuân Sơn đang triển khai xây dựng mô hình khu dân cư NTM kiểu mẫu, vườn mẫu./.

Theo CTV Đặng Viết Tường/nghixuan,hatinh.gov.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập737
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại751,283
  • Tổng lượt truy cập93,128,947
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây