Học tập đạo đức HCM

Mật mía Thạch Kênh: Khơi lại “lửa nghề” truyền thống

Thứ sáu - 02/10/2020 20:39
Không biết tự bao giờ, Thạch Kênh được mệnh danh là “đất mía”. Trải qua bao thăng trầm biến thiên của lịch sử, mía Thạch Kênh vẫn gắn bó với con người nơi đây, hiền hòa và thân thuộc. Tuy nhiên, mật mía – một sản phẩm nổi tiếng của đất Thạch Kênh xưa kia đang có nguy cơ trở thành quá vãng. Trăn trở điều đó, anh Nguyễn Duy Hải (sn 1972), một người dân xã Thạch Kênh đã mạnh dạn đầu tư lò nấu mật, quyết tâm khôi phục lại nghề truyền thống của quê hương.

Trăn trở mưu sinh

Sinh ra ở làng quê nghèo thuộc xã Thạch Kênh, huyện Thạch Hà, tuổi thơ của anh Nguyễn Duy Hải đã sớm gắn liền với những ruộng mía trải dài tít tắp. Từng trải qua nhiều nghề kiếm sống, tuy nhiên nguồn thu nhập ít ỏi không đủ để trang trải, năm 2012, vợ chồng anh quyết tâm chuyển đổi hướng sản xuất, thuê trang trại làm kinh tế.

Thời gian đầu, khó khăn chồng chất khó khăn, từ trồng lạc đến trồng lúa, dù đã “đổ mồ hôi, sôi nước mắt” nhưng giá trị kinh tế thu lại vẫn không cao. Nghĩ về một thời cha ông lớn lên trên ruộng mía, vợ chồng anh quyết tâm chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng mía. Chị Lê Thị Cảnh (vợ anh Hải) tâm sự: “Những ngày đầu trồng mía vất vả lắm, vợ chồng tôi phải ra tận Thanh Hóa để mua giống về, trồng được 5 sào mía, tuy nhiên, nhận thấy giá trị kinh tế cao hơn cây lúa nên chúng tôi đã bàn bạc để mở rộng, phát triển sản xuất”.

119864622 636342120407240 989594722628864157 n 111708

Một chảo mật tại lò của anh Nguyễn Duy Hải sắp cho ra sản phẩm

Được biết, thời gian đầu, vợ chồng anh Hải chỉ trồng, thu hoạch, bán mía tươi cho các đại lý, quán giải khát trên địa bàn. Những năm gần đây, khi nghĩ về nghề nấu mật ngày xưa cũng như day dứt trước một thứ hương vị quê nhà đang dần bị lãng quên, tháng 8/2020, anh Nguyễn Duy Hải quyết tâm khôi phục lại nghề truyền thống của quê hương, đem đến cho đời những giọt mật tinh túy của trời đất.

Từ đó, bếp lò của anh (cũng là bếp lò nấu mật duy nhất của xã Thạch Kênh đến thời điểm này) bắt đầu đỏ lửa, nhen nhóm những hi vọng mới cho một làng nghề truyền thống đã từng mai một trong quá khứ.

Hồi sinh những ruộng mật

Thạch Kênh là nơi có những đồng mía bạt ngàn, xanh tốt. Do hợp với đất trời, thổ nhưỡng nên mía ở Thạch Kênh từ lâu đời nay cũng được biết đến với độ ngọt ít nơi nào sánh kịp.

Theo chân anh Hải từ công đoạn ra đồng thu hoạch mía cho đến ép mía nấu thành mật mới hiểu được công việc nấu mật vất vả như thế nào. Để có thể cho ra những mẻ mật vàng sánh, đòi hỏi người nấu mật phải có kỹ thuật cao trong việc chuẩn bị lò, nguyên liệu nấu, cách vớt bọt cho đến việc tính toán nhiệt lượng khi nấu. Từ ép mía, lắng cặn, quấy chảo.. phải mất 5-6 giờ mới cho ra được một mẻ mật.

119735494 1474375662768879 8266861507573992112 n 111814

Sản phẩm Mật mía Thạch Kênh của gia đình anh Hải rất được người dân trong vùng ưa chuộng

Lau vội những giọt mồ hôi lăn dài trên má, anh Hải tâm sự: “Trước đây cha mẹ tôi sản xuất mật mía bằng thủ công hoàn toàn, từ dùng trục bi để ép mía cho đến vắt than đá để nhóm lò. Hiện nay, có sự hỗ trợ của các thiết bị sản xuất hiện đại nên các công đoạn sơ chế, ép nước, nấu mật được rút ngắn thời gian, năng suất cũng tăng lên gấp nhiều lần”.

119943942 3067075556735434 5877787527418598634 n 111915

Đ/c Trần Nhật Tân - Bí thư Huyện ủy Thạch Hà tham quan lò nấu mật của anh Nguyễn Duy Hải (ảnh: Mai Khắc -Thông tin Thạch Hà)

Được biết, với 6 chảo trên một lò hoạt động liên tục trong ngày, mỗi ngày, lò mật mía truyền thống của anh Hải sản xuất được khoảng 150 lít mật với giá trị kinh tế khoảng 900.000đ/ngày. Không chỉ trồng mía, các nguyên liệu dư thừa từ việc ép mật còn được tận dụng trong việc chăn nuôi, phát triển kinh tế trang trại. Hiện nay, bên cạnh trồng mía, trang trại của anh Hải là nơi chăn nuôi tập trung gần 800 con gà, 70 con lợn rừng… đưa lại hiệu quả kinh tế rất cao.

Ông Nguyễn Thiện Chung, Chủ tịch UBND xã Thạch Kênh cho biết: “Từ hiệu quả kinh tế của cây mía, chúng tôi đang tích cực tìm hướng đi cho việc phát triển sản phẩm, xây dựng thương hiệu mật mía Thạch Kênh, giúp bà con phát triển kinh tế cũng như lưu giữ nét đẹp truyền thống của quê hương”.

Anh Trâm/http://xathachkenh.thachha.gov.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập248
  • Hôm nay19,225
  • Tháng hiện tại401,248
  • Tổng lượt truy cập90,464,641
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây