Học tập đạo đức HCM

Thạch Hà triển khai thực hành 5S tại Trạm y tế 22 xã, thị trấn

Thứ hai - 12/10/2020 09:55
Thực hành 5S trong cơ sở y tế đã được triển khai có hiệu quả từ nhiều năm nay tại Trung tâm Y tế huyện Thạch Hà (Bệnh viện đã khoa cũ). Từ khi sáp nhập Trung tâm Y tế tháng 6/2020 (gồm Bệnh viện Đa khoa, Trung tâm Y học dự phòng, Trung tâm Dân số huyện Thạch Hà) lãnh đạo Trung tâm Y tế đã chỉ đạo thực hiện TTYT Xanh - Sạch - Đẹp - 5S từ các khoa/phòng của TTYT cho đến các trạm Y tế trong toàn huyện.
d

Từ năm 2016 Bộ Y tế, Sở Y tế Hà Tĩnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện xây cơ sở y tế xanh - sạch - đẹp, thực hành tốt 5S được áp dụng cho tất cả các cơ sở y tế.

5S là Bộ công cụ quản lý chất lượng 5S nhằm đảm bảo, đáp ứng môi trường trong các cơ sở y tế lành mạnh, sạch đẹp, thoáng đãng, tiện lợi thì tinh thần sẽ thoải mái hơn, năng suất lao động sẽ cao hơn và có điều kiện để việc áp dụng một hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả hơn. Phương pháp 5S được phát mình bởi người Nhật gồm:

S1: SERI (Sàng lọc): Là xem xét, phân loại, chọn lựa và loại bỏ những thứ không cần thiết tại nơi làm việc. Mọi thứ (vật dụng, thiết bị, nguyên vật liệu, đồ dùng hỏng …) không/chưa liên quan, không/chưa cần thiết cho hoạt động tại một khu vực sẽ phải được tách biệt ra khỏi những thứ cần thiết sau đó loại bỏ hay đem ra khỏi nơi sản xuất. Chỉ có đồ vật cần thiết mới để tại nơi làm việc. S1 thường được tiến hành theo tần suất định kì.

S2. SEITON (Sắp xếp): Sắp xếp là hoạt động bố trí các vật dụng làm việc, bán thành phẩm, nguyên vật liệu, hàng hóa … tại những vị trí hợp lý sao cho dễ nhận biết, dễ lấy, dễ trả lại. Nguyên tắc chung của S2 là bất kì vật dụng cần thiết nào cũng có vị trí quy định riêng và kèm theo dấu hiệu nhận biết rõ ràng. S2 là hoạt động cần được tuân thủ triệt để.

S3. SEISO (Sạch sẽ): Là giữ gìn vệ sinh tại nơi làm việc, máy móc, thiết bị, dụng cụ làm việc hay các khu vực xung quanh nơi làm việc để đảm bảo môi trường, mỹ quan tại nơi làm việc. S3 cũng là hoạt động cần được tiến hành định kì.

S4. SEIKETSU (Săn sóc): Săn sóc được hiểu là việc duy trì định kì và chuẩn hóa 3S đầu tiên (Seri, Seiton và Seiso) một cách có hệ thống. Để đảm bảo 3S được duy trì, người ta có thể lập nên những quy định chuẩn nêu rõ phạm vi trách nhiệm 3S của mỗi cá nhân, cách thức và tần suất triển khai 3S tại từng vị trí. S4 là một quá trình trong đó ý thức tuân thủ của CBCNV trong một tổ chức được rèn rũa và phát triển.

S5. SHITSUKE (Sẵn sàng): Là tạo thói quen tự giác tuân thủ nghiêm ngặt các qui định tại nơi làm việc. Sẵn sàng được thể hiện ở ý thức tự giác của người lao động đối với hoạt động 5S. Các thành viên đều nhận thức rõ tầm quan trọng của 5S, tự giác và chủ động kết hợp nhuần nhuyễn các chuẩn mực 5S với công việc để đem lại năng suất công việc cá nhân và năng suất chung của Công ty cao hơn.

s

Đơn vị Trung tâm Y tế huyện Thạch Hà (Bệnh viện đa khoa Thạch Hà cũ) đã hướng dẫn, tổ chức thực hiện tốt nội dung cơ sở y tế xanh - sạch - đẹp - 5S ở các khoa/phòng tại Trung tâm và các Trạm Y tế xã, thị trấn trong toàn huyện.

Các Trạm Y tế sẽ được cán bộ TTYT huyện hướng dẫn cụ thể về lý thuyết; tìm hiểu các kỹ năng cải tiến quản lý thông qua hoạt động 5S; hướng dẫn, cầm tay chỉ việc cách thực hành phương thức 5S; mục đích của việc đánh giá 5S, cách đánh giá thực hành tốt 5S tại các cơ sở Y tế.

s9900

Sáng ngày 11/10/2020, TTYT huyện đã triển khai thực hành 5S tại Trạm Y tế xã Thạch Thắng. Qua hoạt động này, các cán bộ y tế xã Thạch Thắng đã hiểu rõ về ỹ nghĩa và tác dụng của 5S trong công tác khám chữa bệnh cho người dân.

s

Đây là hoạt động nhằm đem lại lợi ích rất thiết thực cho cán bộ y tế các trạm Y tế các xã, thị trấn nắm vững được nội dung thực hiện 5S; hiểu được vai trò, ý nghĩa, tác dụng của phương pháp 5S. Áp dụng kiến thức cải tiến quản lý chất lượng thông qua hoạt động 5S triển khai tại từng khoa, phòng, trạm Y tế nhằm nâng cao chất lượng phục vụ chăm sóc sức khỏe người dân ngày càng tốt hơn.

Nguồn tin: Hiền Lương/thachha.hatinh.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập121
  • Hôm nay35,031
  • Tháng hiện tại990,595
  • Tổng lượt truy cập93,368,259
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây