Học tập đạo đức HCM

Xã từng ngập sâu ở Thạch Hà hồi sinh sau lũ

Thứ hai - 04/01/2021 22:56
Trở lại xã Tân Lâm Hương (Thạch Hà - Hà Tĩnh), hình ảnh nhà cửa, ruộng vườn tan hoang, xơ xác do trận lũ lịch sử cách đây 2 tháng đã được thay bằng những ruộng vườn xanh mướt, nhiều ngôi nhà chống lũ đang được khẩn trương xây dựng...
72d1091102t36542l0

Gia đình bà Nguyễn Thị Tuyết ở thôn La Xá, xã Tân Lâm Hương được các nhà hảo tâm hỗ trợ 1 con bê. Đây là nguồn hỗ trợ thiết thực để gia đình bà Tuyết ổn định sinh kế.

Đợt mưa lũ vừa qua, gia đình bà Nguyễn Thị Tuyết ở thôn La Xá, xã Tân Lâm Hương có 1 con bò bị lũ cuốn trôi. Sau khi lũ rút, gia đình bà được các nhà hảo tâm hỗ trợ 1 con bê. Đây là nguồn hỗ trợ thiết thực để gia đình bà Tuyết ổn định sinh kế.

Cùng với được hỗ trợ 1 con bê, gia đình bà Tuyết còn nhận được một số tiền mặt và 2 kg hạt rau giống các loại. Đặc biệt, nhờ sự hỗ trợ kịp thời về hạt giống, trên mảnh vườn hơn 500 m2 và 2 sào rau màu ở ngoài đồng đã được bà Tuyết gieo trồng các loại rau: Cải, ngò, tía tô... Gần 1 tháng qua, bà Tuyết đã thu hoạch từ rau mỗi ngày 300.000 đồng.

72d1091517t31503l0

Vườn rau của gia đình bà Tuyết đã lên xanh tốt và cho thu nhập 300.000 đồng/ngày.

“Chúng tôi vô cùng cảm ơn Nhà nước và các nhà hảo tâm đã giúp đỡ kịp thời về giống cây rau màu và gia súc để ổn định sinh kế. Ngay sau khi nhận được hỗ trợ, gia đình đã triển khai khôi phục sản xuất. Toàn bộ diện tích đất trong vườn, ngoài đồng đã được gieo trồng rau màu và gần 1 tháng qua đã cho thu hoạch, nhờ đó có thêm tiền để trang trải, ổn định cuộc sống” – bà Tuyết vui vẻ cho biết.

Cùng với ra vườn, ra đồng khôi phục sản xuất, những ngày qua, nhiều hộ dân ở Tân Lâm Hương đang tất bật mua sắm nguyên vật liệu để sửa sang, xây dựng nhà mới.

72d1091711t82193l0

Ông Hoàng Văn Sơn - thôn La Xá chuẩn bị vật liệu để chuẩn bị cho ngày động thổ.

“Gia đình tôi thuộc diện hộ nghèo. Vừa qua, thôn đã bình xét diện được hỗ trợ xây nhà vượt lũ. Vì vậy, tôi đã chuẩn bị vật liệu để chuẩn bị cho ngày động thổ. Đây là cơ hội để chúng tôi có được căn nhà đảm bảo tiêu chí “3 cứng”, đặc biệt là có thêm một ít tiền để đổ mái bằng, đảm bảo vượt lũ an toàn hơn”, ông Hoàng Văn Sơn - thôn La Xá cho biết.

Theo bà Dương Thị Thìn - Trưởng thôn La Xá: Thôn có 43 hộ chuyên canh rau màu với tổng diện tích 4 ha. Trận lụt vừa qua, rau màu đến kỳ thu hoạch bị hư hỏng hoàn toàn. Ngay sau lũ lụt, cùng với sự hỗ trợ về giống rau, tiền mặt của Nhà nước và các nhà hảo tâm, Nhân dân trong thôn đã khẩn trương khôi phục lại sản xuất. Đến nay, toàn bộ diện tích rau màu trong vườn nhà, ngoài đồng đã phát triển xanh tốt. Thu nhập từ rau màu của người dân đạt bình quân 200 - 300 ngàn đồng/hộ/ngày.

72d1093014t68256l0

Những luống rau đến kỳ thu hoạch bị lũ lụt ngập úng, hư hỏng phải nhổ bỏ...

72d1091823t50083l0

Nay đã được trồng lại, lên xanh tốt.

72d1091835t39200l0

Cánh đồng rau màu tập trung với diện tích 2 ha của thôn La Xá đã lên xanh tốt, cho thu hoạch.

Trận lũ lịch sử cuối tháng 10/2020 khiến hơn 3.500 ngôi nhà ở xã Tân Lâm Hương bị ngập chìm trong lũ, hàng trăm ha rau màu, hàng nghìn con gia súc, gia cầm bị cuốn trôi. Thiệt hại ước tính hơn 250 tỷ đồng. Trong khó khăn, đồng bào cả nước với hơn 165 đoàn đã về Tân Lâm Hương sẻ chia, hỗ trợ người dân 37 tỷ đồng tiền mặt và nhiều hàng hóa, vật dụng, nhu yếu phẩm khác trị giá khoảng 8 tỷ đồng.

72d1092216t51221l0

Nhiều hộ dân đang sửa chữa, xây mới nhà cửa.

“Ngay sau nhận được hỗ trợ, chính quyền các cấp từ thôn đến xã đã tổ chức họp, bình xét công khai, minh bạch để phân bổ kịp thời đến đúng đối tượng. Cùng với đó là đôn đốc, chỉ đạo Nhân dân khẩn trương ra vườn, ra đồng khôi phục sản xuất. Đối với xây dựng, sửa chữa nhà ở, toàn xã có 136 hộ thuộc diện hộ nghèo, gia đình chính sách… được bình xét hỗ trợ và có 2 thôn được hỗ trợ xây dựng nhà cộng đồng tránh lũ. Đến nay, nhiều hộ dân đang khẩn trương tập kết vật liệu để sửa sang và xây dựng mới, đảm bảo ổn định, an cư, đón chào năm mới”, ông Nguyễn Văn Ninh – Chủ tịch UBND xã Tân Lâm Hương cho biết.

72d1092320t30958l0

Những vườn rau xanh mướt tạo sức sống mới trên các vùng quê Hà Tĩnh.

Sự động viên kịp thời của Đảng, Nhà nước và sự chung tay của cộng động đã làm ấm lòng người dân vùng lũ. Ruộng vườn được hồi sinh với màu xanh bát ngát. Nhiều ngôi nhà được sửa sang, xây mới để sẵn sàng “vượt lũ”… là những minh chứng sinh động của truyền thống tương thân, tương ái và nỗ lực khắc phục khó khăn của người dân Hà Tĩnh.

Nguồn tin: Bá Tân – Lê Tuấn/baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập276
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại874,610
  • Tổng lượt truy cập92,048,339
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây