Ngày 07/5/2018 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 490/QĐ-TTg về việc Phê duyệt Chương trình Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 – 2020. Trọng tâm của chương trình OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất) và kinh tế tập thể thực hiện. Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, ban hành khung pháp lý và chính sách để thực hiện; định hướng quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa, dịch vụ; quản lý và giám sát tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm; hỗ trợ các khâu: đào tạo, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, tín dụng.
Đến ngày 08/6/2020 Thủ tướng Chính phủ ban hành ban hành Quyết định số số 781/QĐ-TTg về việc Sửa đổi, bổ sung một số Phụ lục Quyết định số 1048/QĐ-TTg ngày 21/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ Tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm.
Qua hơn 02 năm triển khai Chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, đến nay có 30 sản phẩm OCOP đạt từ 3 Sao đến 4 Sao (Trong đó: có 03 sản phẩm đạt 04 sao và 27 sản phẩm đạt 03 sao).
Ảnh: Sản phẩm Mật hoa dừa và hình ảnh tham gia Xúc tiến thương mại tại tỉnh Sóc Trăng năm 2020
Để nâng cao hiệu quả và chất lượng của Chương trình OCOP góp phần làm gia tăng giá trị, chất lượng sản phẩm Chương trình OCOP tỉnh Trà Vinh trong năm 2020 và những năm tiếp theo cần thực hiện một số giải pháp như sau:
Một là, Tập trung chỉ đạo việc triển khai Chương trình OCOP tại địa phương, tuân thủ đúng Chu trình OCOP gồm 6 bước: Tuyên truyền, hướng dẫn về Chương trình OCOP; Nhận ý tưởng sản phẩm; Nhận phương án sản xuất kinh doanh (phương án kinh doanh); Triển khai phương án kinh doanh; Đánh giá và phân hạng sản phẩm OCOP; Xúc tiến thương mại và tăng cường công tác rà soát, khuyến khích và hướng dẫn các chủ thể kinh tế tham gia, đảm bảo sản phẩm OCOP có tính cộng đồng cao và chất lượng tốt.
Hai là, Tập trung công tác đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn cán bộ quản lý cấp xã, cán bộ chuyên môn cấp huyện hiểu rõ bản chất của chương trình; phân công rõ trách nhiệm cán bộ theo dõi chỉ đạo chương trình, đặc biệt quan tâm chú ý đến chủ trương phát triển các làng nghề, ngành nghề nông thôn làm cơ sở để phát triển các sản phẩm OCOP. Tăng cường vai trò và sự tham gia của chính quyền cấp xã trong việc phát triển và đánh giá sản phẩm OCOP; đồng thời có kế hoạch và chính sách cụ thể hỗ trợ các sản phẩm chưa đạt chuẩn OCOP nhưng có tiềm năng để phát huy lợi thế về thổ nhưỡng, văn hóa và tính cộng đồng của địa phương. Rà soát và nâng cao chất lượng công tác đánh giá và phân hạng sản phẩm OCOP đảm bảo minh bạch và chất lượng, không chạy theo thành tích.
Ba là, Tuyên truyền vận động các doanh nghiệp, chủ thể có sản phẩm đã được công nhận các hạng sao OCOP tiếp tục đầu tư nâng cấp trang thiết bị, đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng, hoàn thiện bao bì, nhãn mác,… nhằm gia tăng giá trị và có tiềm năng được đánh giá thăng hạng sao OCOP.
Bốn là, Xây dựng đề án, kế hoạch thực hiện Chương trình OCOP hàng năm theo lộ trình đi vào thực chất, hiệu quả, cần xem xét các sản phẩm tham gia chương trình OCOP còn ở dạng thô, chưa qua chế biến, chế biến sâu, các sản phẩm tươi sống. Ưu tiên lựa chọn các sản phẩm mang tính mới (có phương án áp dụng công nghệ mới nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, bao bì mẫu mã được cải tiến).
Năm là, Chú trọng và đẩy mạnh công tác xây dựng kế hoạch, tổ chức hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung – cầu cho sản phẩm OCOP, nhằm góp phần cho doanh nghiệp, chủ cơ sở quảng bá, giới thiệu và phát triển sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc sản, đặc trưng, tăng cường mở rộng thị trường, kết nối tiêu thụ sản phẩm hàng hóa giữa các tỉnh, thành trong cả nước.
Việc thúc đẩy hiệu quả Chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh sẽ là động lực quan trọng để Trà Vinh phát huy nội lực, tiềm năng, thế mạnh sản phẩm đặc trưng, riêng có của địa phương, góp phần vào công tác xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn tỉnh ngày càng phát triển và bền vững./.
Tin, ảnh: Lệ Thanh
Chi cục Phát triển nông thôn
Nguồn tin: nongthonmoi.travinh.gov.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã