Học tập đạo đức HCM

Tiềm năng kinh tế từ cây Sachi

Thứ sáu - 15/01/2021 03:15
Cây Sacha inchi (gọi tắt là Sachi) du nhập vào Việt Nam từ năm 2012 và được công nhận đặc cách là giống cây dược liệu mới. Do có giá trị về hàm lượng dinh dưỡng và tiềm năng kinh tế, năm 2018, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ Vĩnh Phúc đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu khả năng thích ứng của cây Sacha inchi trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc”. 2 năm triển khai mô hình trồng Sachi ở một số địa phương cho thấy, loại cây này phù hợp với điều kiện khí hậu tự nhiên của tỉnh; có thể chuyển đổi cơ cấu cây trồng để nâng cao thu nhập cho nông dân.

Sachi  - cây dược liệu quý

Sachi là loài thực vật hạt kín, trồng nhiều ở rừng Amazon. Cây trồng có thời gian sinh trưởng dài, chu kỳ khai thác từ 12 - 20 năm. Theo các nhà nghiên cứu, dầu Sachi có các thành phần tự nhiên quý như Omega 3-6-9, chất chống oxy hóa, Vitamin A, E, protein, chất xơ và một số loại axit amin thiết yếu nên được ví như “vàng lỏng”.

Sử dụng dầu Sachi có tác dụng tốt đối với các bệnh tim mạch, viêm khớp, nhiễm khuẩn, căng thẳng thần kinh, hạ huyết áp, giảm lượng đường trong máu, làm chắc xương, cải thiện thị lực và giúp tóc, da dẻ mịn màng…

Do chứa hàm lượng dinh dưỡng quý giá nên dầu Sachi đạt nhiều giải thưởng quốc tế, được cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đóng dấu chấp thuận về thành phần dinh dưỡng, mức độ an toàn. Cây Sachi phát triển tốt trên nhiều vùng thổ nhưỡng và được đánh giá phù hợp với chất đất ở Vĩnh Phúc. Ngoài ép hạt để lấy dầu, hiện nay, một số cơ sở trong nước đã chế biến thành công trà Sachi và bột dinh dưỡng để nhiều đối tượng có thể sử dụng được.

Mặc dù việc nghiên cứu, chiết xuất các sản phẩm từ cây Sachi đã được thế giới khẳng định, có giá trị kinh tế cao song không phải địa phương nào cũng có thể trồng và phát triển được loại cây này.

Do đó, việc nghiên cứu khả năng thích ứng cây Sachi ở Vĩnh Phúc có ý nghĩa quan trọng, giúp nông dân có cơ hội chuyển đổi cơ cấu cây trồng có giá trị cao, nhất là ở các địa phương quỹ đất còn dồi dào.

Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ Vĩnh Phúc đã lựa chọn 3 địa điểm đại diện đặc trưng cho 3 vùng phát triển nông nghiệp để trồng Sachi là xã Tuân Chính, huyện Vĩnh Tường (vùng sản xuất nông nghiệp thâm canh cao); xã Tiên Lữ, huyện Lập Thạch (vùng sản suất nông nghiệp miền núi) và Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, thành phố Vĩnh Yên (đại diện cho vùng sản xuất nông nghiệp đô thị) để trồng thử nghiệm Sachi.

2 năm triển khai mô hình cho thấy, tỷ lệ cây sống ở các địa phương đạt 95%. Sau 6 - 8 tháng, Sachi bắt đầu ra hoa, bói quả. Do thân cây bò leo nên nông dân có thể trồng thuần, trồng xen, làm hàng rào và tận dụng tối đa quỹ đất trống, vườn tạp.

Ông Nguyễn Đình Đề, thôn Quảng Cư, xã Tuân Chính, huyện Vĩnh Tường cho biết: “Cuối năm 2018, gia đình tôi trồng thử nghiệm hơn 1 sào Sachi (khoảng 100 cây). Qua thời gian trồng cho thấy loại cây này không tốn công chăm sóc, ít sâu bệnh. Sau 1 năm, cây leo xanh và đã cho thu hoạch”.

Ngoài tách vỏ, ép lấy dầu, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ còn sản xuất thử nghiệm một số sản phẩm phụ (thân, lá) làm trà Sachi để thăm dò thị hiếu người tiêu dùng.

Xây dựng chuỗi sản xuất khép kín

Mặc dù hạt Sachi có hàm lượng dinh dưỡng cao, nhưng sản phẩm sau khi thu hoạch phải qua chế biến mới có thể sử dụng làm thực phẩm được. Hay nói cách khác, để có thành phẩm đòi hỏi phải có sự đầu tư chuyên sâu về máy móc, thiết bị và phần lớn chỉ có doanh nghiệp mới có năng lực để làm.

Theo thông tin của  Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, hiện nay trên thị trường, dầu và hạt Sachi qua chế biến có giá bán khá cao. Để phục vụ nhu cầu sản xuất, có thời điểm, hạt Sachi được thu mua với giá từ 500-600 nghìn đồng/kg, thậm chí cao hơn.

Tuy nhiên, Sachi thô đang bị phụ thuộc thị trường nên giá thành không ổn định. Vì vậy, khuyến cáo người dân không nên trồng ồ ạt, tự phát sẽ chịu nhiều rủi ro, thiệt hại về kinh tế.

Sau thành công bước đầu về nghiên cứu khả năng thích ứng của cây Sachi, hiện nay, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ đang nỗ lực tìm kiếm, kết nối các doanh nghiệp có khả năng tiêu thụ Sachi với nông dân các địa phương, tạo lập sự liên kết “4 nhà” trước khi mở rộng, phát triển Sachi thành vùng sản xuất nguyên liệu nhằm tạo ra chuỗi sản xuất khép kín để nâng cao giá trị sản phẩm đúng với giá trị thực.

Ngọc Linh/vinhphuc.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập301
  • Máy chủ tìm kiếm26
  • Khách viếng thăm275
  • Hôm nay37,528
  • Tháng hiện tại844,559
  • Tổng lượt truy cập88,199,629
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây