Học tập đạo đức HCM

Xây dựng và hoàn thiện chuỗi giá trị các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh

Thứ tư - 20/01/2021 09:05
Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 5/8/2016 của Tỉnh ủy về xây dựng và hoàn thiện chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp (NN) chủ lực tỉnh giai đoạn 2016 - 2020 và định hướng đến năm 2025, nhằm xây dựng và hoàn thiện chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp theo hướng phát triển ổn định, bền vững đối với 8 sản phẩm chủ lực (dừa, bưởi da xanh, chôm chôm, nhãn, hoa kiểng, heo, bò và tôm biển). Sau 4 năm triển khai thực hiện, tỉnh đã hình thành đủ 8 chuỗi sản phẩm và từng bước phát huy hiệu quả theo chiều sâu.

Trong thời gian qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã phối hợp với các cấp ủy Đảng, chính quyền tập trung tuyên truyền, vận động thành lập các tổ hợp tác (THT), Hợp tác xã (HTX), tạo điều kiện liên kết nông dân với doanh nghiệp để tiêu thụ nông sản, hình thành chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp.

Đến nay, toàn tỉnh có 109 THT, 48 HTX tham gia vào chuỗi giá trị các sản phẩm nông nghiệp chủ lực. Các ngành chức năng đang tập trung nâng cao giá trị sản phẩm qua hỗ trợ sản xuất, cấp chứng nhận áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP và xây dựng nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm chủ lực. Đến nay, đã có 9.098,1 ha cây ăn trái, dừa và tôm biển được công nhận GAP và hữu cơ, đã cấp 11 mã vùng trồng cây nhãn, chôm chôm và 31 mã cơ sở đóng gói; có 2/8 sản phẩm chủ lực được xây dựng chỉ dẫn địa lý, triển khai xây dựng 6 nhãn hiệu tập thể, 4 nhãn hiệu chứng nhận cho các sản phẩm chủ lực của địa phương

Đối với chuỗi giá trị dừa, phối hợp với các địa phương, các doanh nghiệp hình thành các tổ chức liên kết sản xuất theo chuỗi. Từ năm 2017 đến nay có 52 THT, 18 HTX quy mô 3.152,22 ha có 4.348 thành viên, cùng với diện tích liên kết xây dựng nguyên liệu dừa hữu cơ do các doanh nghiệp triển khai thực hiện thì quy mô liên kết hiện nay là 11.768,3 ha chiếm 16,21% tổng diện tích dừa. Bên cạnh việc vận động doanh nghiệp tham gia liên kết chuỗi, ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm, cũng đã hỗ trợ doanh nghiệp ngành dừa đầu tư trang thiết bị, đổi mới công nghệ để sản xuất các sản phẩm có giá trị cao phục vụ tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.

Ngành Nông nghiệp đã phối hợp các đơn vị liên quan vận động thành lập và củng cố 32 THT, 09 HTX bưởi da xanh, có 1.467 hộ tham gia với tổng diện tích 542,65 ha.  Đến nay, có 18 liên kết tiêu thụ sản phẩm của các THT, HTX với các doanh nghiệp tiêu thụ. Ngoài ra, công ty Hương Miền Tây đã ký kết hợp đồng tiêu thụ với hơn 400 hộ sản xuất bưởi da xanh với tổng diện tích 108 ha. Tổng số diện tích liên kết tiêu thụ bưởi da xanh của tỉnh trên 330 ha, trong đó diện tích đạt chứng nhận VietGAP là 278,45 ha. Các HTX, THT bước đầu được tạo được giá trị sản phẩm tăng thêm khi đạt được chứng nhận VietGAP.

Chuỗi chôm chôm, ngành Nông nghiệp phối hợp các đơn vị liên quan vận động thành lập và củng cố 22 THT, 05 HTX có 778 hộ tham gia với tổng diện tích 372,69 ha; triển khai chứng nhận VietGAP nâng lũy kế diện tích đạt VietGAP với diện tích 113,2ha. Hoàn tất việc xây dựng mã số vùng trồng, nâng lũy kế lên 8 mã vùng trồng chôm chôm với diện tích 88,18 ha.

 

Bưởi da xanh - một trong những sản phẩm nông nghiệp chủ lực của Bến Tre. (Ảnh: Phương Thảo)

Bưởi da xanh - một trong những sản phẩm nông nghiệp chủ lực của Bến Tre. (Ảnh: Phương Thảo)

 

Trong 6 tháng đầu năm 2020, vận động thành lập mới 1 HTX nhãn, lũy kế đến nay có 03 HTX nhãn gồm 260 thành viên với diện tích 98,5 ha.  Từ khi thành lập đến nay, các HTX đã hợp đồng với 05 đơn vị đầu vào để thực hiện dịch vụ đầu vào cho thành viên. Đầu ra HTX đã ký hợp đồng liên kết với 01 đơn vị đầu ra với sản lượng 300 tấn/năm.

Do ảnh hưởng của bệnh Dịch tả lợn Châu Phi năm 2019, tổng đàn heo trong các THT/HTX giảm đáng kể. Ngành Nông nghiệp đã tập trung khảo sát, kiểm soát chặt chẽ tình hình tái đàn heo nhằm củng cố tổng đàn heo và ổn định hoạt động chăn nuôi. Hiện tại, phối hợp với các đơn vị liên quan duy trì hoạt động của 02 THT và 04 HTX với 138 hộ tham gia với khoảng 7.524 con.

Chuỗi hoa kiểng, ngành Nông nghiệp đã tập trung vận động thành lập 3 HTX và củng cố 1 HTX có 234 hộ tham gia với diện tích 54 ha. Liên kết với các đại lý, cửa hàng trưng bày giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm cho các thành viên HTX tại các tỉnh như: Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Gia Lai. Liên kết với các tỉnh, chợ Đầu mối giới thiệu các lô bán hoa kiểng dịp tết, hội chợ cho các HTX; kiểm tra, giám sát, gắn nhãn hiệu cho từng loại cây; xây dựng mô hình sản xuất "Phát triển làng nghề hoa giấy" Phú Sơn gắn với du lịch sinh thái.

Chuỗi con bò, ngành Nông nghiệp đã phối hợp với các đơn vị liên quan vận động thành lập 1 THT ở xã Phú Long, huyện Bình Đại; 3 HTX ở Mỹ Chánh, Mỹ Nhơn huyện Ba Tri, Thạnh Phong huyện Thạnh Phú. Hiện nay, ngành tiếp tục mở rộng chuỗi giá trị bò tại xã Giao Thạnh (huyện Thạnh Phú).

Chuỗi tôm biển, ngành Nông nghiệp phối hợp vận động thành lập 1 THT, 3 HTX có 218 hộ tham gia với tổng diện tích 234,28 ha. Đến nay, đã hỗ trợ công nhận VietGAP cho 15,15 ha tôm biển với sản lượng cung cấp khoảng 250 tấn/năm.

Năm 2021, tỉnh tiếp tục thực hiện công tác tuyên truyền, quán triệt sâu rộng về ý nghĩa, tầm quan trọng của các Nghị quyết, kết luận, Quyết định, Nghị định của Trung ương và địa phương liên quan đến việc phát triển nông nghiệp, nông thôn, Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng và hoàn thiện chuỗi giá trị các sản phẩm chủ lực của tỉnh gắn với các chương trình, kế hoạch hành động cụ thể của các ngành, các cấp, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong hệ thống chính trị và nhân dân. Tỉnh xác định phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn chính là xây dựng nông thôn mới, nhằm không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân nói chung và nông dân nói riêng.

Tỉnh tiếp tục xây dựng vùng sản xuất tập trung gắn với phát triển chuỗi giá trị các sản phẩm chủ lực; khai thác và tận dụng tốt lợi thế của tỉnh, xây dựng và phát triển vùng sản xuất với quy mô lớn thích ứng với biến đổi khí hậu; tổ chức lại sản xuất, định hướng lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững, nâng cao đời sống nhân dân, góp phần giảm nghèo và bảo vệ môi trường.

Nguồn tin: nongthonmoi.bentre.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập157
  • Thành viên online1
  • Khách viếng thăm156
  • Hôm nay77,363
  • Tháng hiện tại929,761
  • Tổng lượt truy cập92,103,490
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây