Thể cấp tính của gà bị bệnh thương hàn thường xảy ra ở những đàn gà mẫn cảm, có tiếp xúc với mầm bệnh. Tỷ lệ ốm tăng dần, tỷ lệ chết có thể lên tới 5 - 10% trong tuần đầu. Trong đàn gà phát hiện thấy những con gà ủ rũ, đi ỉa chảy phân xanh lẫn máu, gà lớn chậm, xác gầy. Với gà đẻ sẽ giảm sản lượng trứng, trứng nhạt màu, nhỏ và rất dễ vỡ do vỏ mỏng, sần sùi, không đều. Có khi còn đẻ trứng không vỏ…
- Da sậm màu gầy cong (do bại huyết), gan sưng có hoại tử màu trắng xám và vàng nhạt, túi mật to, ruột viêm đỏ, loét rộng.
- Viêm phúc mạc, viêm cơ tim, màng tim có fibsin, gà trống dịch hoàn có nốt hoại tử và có thể bị teo.
- Viêm buồng trứng, ống dẫn trứng, nang trứng méo mó dị hình và dễ vỡ ở ống dẫn trứng làm tắc ống dẫn trứng và tích lại bên trong xoang bụng chứa nhiều nước làm bụng xệ. Lòng đỏ trứng lưu lại ở gà con mới nở chết.
Phòng bệnh
Bệnh rất khó loại trừ được mầm bệnh. Cần loại thải ngay những con gà bị bệnh ngay khi mới phát hiện. Thường xuyên vệ sinh tiêu độc chuồng trại và các dụng cụ chăn nuôi.
Điều trị bệnh
Dùng kháng sinh Kanamycin (1 ml/5 kg trọng lượng, tiêm bắp thịt cho gà); Cho uống một trong các loại thuốc sau: Amenro, Gentamycin, gentafarm... (1 gr/2 lít nước), cho gà uống liên tục 3 - 5 ngày liền. Kết hợp dùng thuốc trợ sức cho gà: B.comlex A, D, E, C; Redmin; Electrolyte, 5 g/1 lít nước cho gà uống 4 - 5 ngày.
Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc/nguoichannuoi.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã