Học tập đạo đức HCM

Biến đổi khí hậu: Chúng ta đang bị thiên nhiên trừng phạt?

Thứ bảy - 07/07/2018 22:24
Hiện tượng nắng nóng kéo dài, cháy rừng, lúa chết, nơi thì hạn hán, nơi lũ lụt, sạt nở... đó là tình cảnh đang diễn ra ở miền Bắc nước ta trong suốt 2 tuần qua khiến người dân quay cuồng.

Cháy rừng thông ở Thanh Hóa, gần 10ha rừng bị thiêu rụi

Đến sáng 7/7, lực lượng chức năng tỉnh Thanh Hóa đã khống chế, dập tắt được vụ cháy rừng thông ở xã Châu Lộc, huyện Hậu Lộc. Ước tính vụ cháy đã thiêu rụi gần 10ha rừng trồng cây thông và keo.

chay-o-th.jpg

Vụ cháy bắt đầu từ chiều 6/7, đám cháy lớn xuất hiện tại khu rừng sản xuất trên đồi của người dân ở xã Châu Lộc, huyện Hậu Lộc. Lúc xảy ra vụ cháy, thời tiết nắng nóng, gió phơn tây nam thổi mạnh nên đám cháy rừng nhanh chóng lan rộng.

UBND huyện Hậu Lộc đã huy động toàn bộ lực lượng tại chỗ kết hợp với lực lượng kiểm lâm, nhân dân địa phương, Phòng cảnh sát phòng cháy chữa cháy số 3 (thuộc Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy - cứu hộ cứu nạn tỉnh Thanh Hóa) nỗ lực dập tắt đám cháy. Tuy nhiên, do khu vực này địa hình đồi dốc nên việc tiếp cận hiện trường gặp nhiều khó khăn.

Ông Lê Trí Chiều, đội trưởng Đội kiểm lâm cơ động và phòng cháy, chữa cháy rừng số 1 (thuộc Chi cục kiểm lâm tỉnh Thanh Hóa), cho biết sau khi khống chế được đám cháy, lực lượng kiểm lâm vẫn tích cực dọn đường băng cản lửa, dùng cành cây dập từng đám cháy nhỏ, phun nước dập tắt hoàn toàn đám cháy vào rạng sáng  7/7.

Lực lượng kiểm lâm cùng cán bộ, dân quân của xã Châu Lộc đang tiếp tục canh trực tại hiện trường vụ cháy rừng, đề phòng ngọn lửa bùng phát trở lại trong thời tiết nắng nóng. 

Nghệ An: 25 hồ xuống mực nước chết, 23.000ha lúa khô hạn

Ông Nguyễn Văn Lập - phó giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nghệ An, cho biết tình hình nắng nóng hơn 1 tuần qua trên diện rộng ở địa bàn tỉnh Nghệ An với nền nhiệt phổ biến từ 36-38oC, có nhiều nơi hơn 40oC, lượng mưa thấp đã ảnh hưởng rất lớn tình hình sản xuất nông nghiệp, xảy ra nhiều vụ cháy rừng…

nghe-an.jpg

Theo báo cáo của Chi cục Thủy lợi Nghệ An, tổng lượng mưa trên địa bàn tỉnh này từ đầu năm 2018 đến 30-6 là 397,3mm thấp hơn so với cùng kỳ năm 2017 112,8mm.

Tính đến ngày 2/7, trong số 527 hồ đập do xã, HTX quản lý có 25 hồ xuống dưới mực nước chết. Trong 95 hồ đập do các doanh nghiệp quản lý có 40 hồ dung tích dưới 50%, 20 hồ dung tích nước còn 50-70%. Mực nước tại các công trình đầu mối như hồ thủy điện Bản Vẽ, Khe Bố… đều thấp hơn mực nước thiết kế.

"Lượng mưa thấp, các hồ đập đều không đủ nước tưới tiêu. Toàn tỉnh có gần 23.000ha lúa hè thu - mùa bị khô hạn, thiếu nước tưới; gần 15.000ha lúa chưa gieo cấy được. Chúng tôi lo ngại nếu còn nắng nóng kéo dài nhiều diện tích lúa có thể bị chết", ông Lập nói.

Điển hình, theo ông Lập, hiện tại huyện Yên Thành - một "vựa lúa" của Nghệ An, nếu nắng nóng kéo dài 10 ngày liên tục, khoảng 1.000/12.300ha lúa sẽ khô cháy.

Trước tình hình trên, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành công văn khẩn yêu cầu các sở, ban ngành và UBND 21 huyện, thành phố, thị xã thực hiện các biện pháp cấp bách phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn.

Theo đó, các địa phương cần có phương án chống hạn cho từng vùng, cân đối nguồn nước để cơ cấu cây trồng, mùa vụ hợp lý, quản lý chặt chẽ nguồn nước, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả; chủ động phòng, chống cháy rừng trong điều kiện thiếu nước và nắng nóng, khô hạn kéo dài.

Đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình thủy lợi để đưa vào khai thác sử dụng phục vụ sản xuất; phối hợp chặt chẽ với các công ty thủy điện và các công ty thủy lợi trong việc điều tiết, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả nguồn nước xả của hồ thủy điện Bản Vẽ để phục vụ sản xuất.

"Trong trường hợp các hồ chứa nước cạn kiệt không đủ nước phục vụ tưới tiêu cho cây trồng, vật nuôi, chúng tôi sẽ yêu cầu các hồ thủy điện trên sông Lam có lịch điều tiết, xả nước phù hợp để chống hạn hán, xâm nhập mặn", ông Lập nói.

Nắng nóng kéo dài, Thanh Hóa lo mất gần 1.000ha lúa mùa

Do nắng nóng kéo dài hơn 10 ngày qua, tại các huyện Nông Cống, Quảng Xương, Tĩnh Gia, Hoằng Hóa, Hậu Lộc (Thanh Hóa), gần 1.000ha lúa mùa đang bị thiếu nước nghiêm trọng, thân ruộng nứt nẻ, cây lúa đang chết héo.

thanh-hoa.JPG

Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp và PTNT các huyện nêu trên, số diện tích lúa mùa bị thiếu nước trong những ngày nắng nóng tột đỉnh này nằm ở cuối các kênh tưới nước, xa ao hồ ở khu dân cư, nên nguồn nước cung cấp vào ruộng đã cạn kiệt gần một tuần nay. 

Bên canh đó, do nắng nóng kéo dài hơn 10 ngày qua, các hồ đập thủy lợi tại các huyện Nông Cống, Quảng Xương, Tĩnh Gia, Hoằng Hóa, Hậu Lộc cũng đã cạn kiệt nước. Các trạm bơm, máy bơm dã chiến nơi đây ngừng hoạt động vì nguồn nước dẫn về trạm bơm cũng không còn.

Ông Trần Sỹ Tuấn - chủ tịch UBND xã Công Liêm, cho biết: "Nắng nóng kéo dài nhiều ngày qua đã làm 270ha lúa mùa của xã bị khô hạn nghiêm trọng. Đến nay, ruộng lúa bị khô, nứt nẻ không thể chăm sóc, bón phân lần 1 cho cây lúa, dẫn tới lúa bị còi cọc, chết héo. Nguy cơ bị mất trắng mùa lúa này là rất cao. Đây là đợt nắng nóng nhất, hạn hán kéo dài trong hàng chục năm trở lại đây, gây thiệt hại lớn trong sản xuất nông nghiệp cho bà con nông dân".

"Hiện nay, hầu hết các ao hồ, đập thủy lợi ở xã Công Liêm và vùng lân cận đều cạn kiệt nước, nên không còn nguồn nước tưới cung cấp cho diện tích lúa khô hạn. Trạm bơm Trung Sơn công suất 1.200m3/giờ đã ngừng hoạt động. Trong khi đó, phần lớn số diện tích lúa bị hạn hán nghiêm trọng của xã đều nằm ở cuối kênh tưới, nên đành chịu. Nhìn cây lúa từ xanh mơn mởn đang dần vàng úa, chết héo, cán bộ và bà con nông dân địa phương tiếc đứt ruột", chủ tịch UBND xã Công Liêm không giấu được lo lắng.

Hiện, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thanh Hóa đang chỉ đạo, yêu cầu UBND các huyện có số diện tích lúa mùa bị hạn nặng, thiếu nước nghiêm trọng phải phối hợp với các trạm thủy nông thực hiện nghiêm việc cấp nước tưới theo lịch cho từng vùng; Chỉ đạo chính quyền các xã nạo vét bể hút, nối dài ống hút, lắp đặt máy bơm có cột nước cao và duy trì các trạm bơm dã chiến để phục vụ tưới nước chống hạn cho cây lúa, nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do nắng nóng gây ra.

Chấm dứt nắng nóng, miền Bắc bước vào đợt mưa lớn kéo dài

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết đợt mưa lớn tập trung cao điểm ở các tỉnh Bắc Bộ từ hôm nay đến ngày 9/7, sau đó mưa còn có thể kéo dài nhiều ngày.

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết sáng sớm 7/7, các tỉnh phía tây Bắc Bộ và vùng núi phía bắc đã có mưa vừa, mưa to có nơi mưa rất to như: Mù Cang Chải (Yên Bái) 25mm, Lục Yên 88mm, Bắc Mê 27mm, Bắc Quang 46mm, Đồng Văn (Hà Giang) 35mm, Cao Bằng 32mm, Trung Khánh (Cao Bằng) 49mm.

Ngày 7/7, vùng xoáy thấp tiếp tục còn tồn tại và hoạt động mạnh dần lên trên khu vực phía Bắc các tỉnh Bắc Bộ

Dự báo từ hôm nay đến ngày 9-7, ở Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa rào và dông diện rộng, khu vực vùng núi và trung du có mưa vừa, mưa to; riêng các tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Tuyên Quang và Yên Bái có mưa rất to và dông (thời gian có mưa to tập trung vào đêm và sáng sớm). Trong cơn dông có khả năng rất cao xảy ra tố, lốc và gió giật mạnh.

Cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn: cấp 1; riêng ở các tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Tuyên Quang và Yên Bái: cấp 2.

Tại Hà Nội từ hôm nay đến ngày 9/7 có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và có dông. Trong cơn dông có khả năng cao xảy ra tố, lốc và gió giật mạnh.

nang-nong.jpg

Về tình hình nắng nóng, ngày 6/7, nắng nóng gay gắt tiếp tục xảy ra trên diện rộng ở khu vực Bắc Bộ và các tỉnh Trung Bộ với nền nhiệt độ cao nhất trong ngày phổ biến trong khoảng 37-39 độ C, có nơi trên 39 độ C như: Chi Nê 40,1 độ C, Lạc Sơn (Hòa Bình) 39,3 độ C, Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) 39,5 độ C, Việt Trì (Phú Thọ) 39,4 độ C, Hưng Yên 39,5 độ C, Nho Quan (Ninh Bình) 40,4 độ C, Tĩnh Gia 40,9 độ C, Hồi Xuân (Thanh Hóa) 39,7 độ C, Tây Hiếu (Nghệ An) 40,9 độ C, Quỳ Hợp (Nghệ An) 40 độ C...

Trong nhiều giải thích khoa học, một định nghĩa mang tính tổng quát nhất, biến đổi khí hậu là sự thay đổi đặc điểm của hệ thống khí hậu mang tính thống kê khi xét qua những chu kỳ dài hoặc hàng thập kỷ hoặc lâu hơn. 

Hoạt động của con người là nguyên nhân hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra thay đổi thành phần khí quyển toàn cầu, ngoài các thay đổi tự nhiên của khí hậu, và phải được quan trắc trên một chu kỳ thời gian dài, ít nhất là trên 30 năm. 

Biểu hiện của biến đổi khí hậu như sự gia tăng nhiệt độ không khí, không giống như thiên tai cực đoan, mà diễn biến từ từ mang tính thống kê qua nhiều năm, mặc dầu có thể có xuất hiện những đột phát dị thường.

Biến đổi khí hậu là một hệ quả của hiện tượng nóng lên toàn cầu do các hoạt động phát thải khí nhà kính quá nhiều do nguyên nhân chính từ các hoạt động của con người. 

Giảm thiểu biến đổi khí hậu là một trong các cuộc vận động lớn cho toàn thể nhân loại để tìm giải pháp hạn chế, trong đó cả việc lợi dụng những cơ hội từ biến đổi khí hậu như phát triển năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng sóng biển, phát triển nghề làm gạch ngói, phơi sấy nông sản, gia tăng năng suất diêm nghiệp… 

 Vân Nhi (tổng hợp) /kinhtenongthon.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập244
  • Hôm nay30,567
  • Tháng hiện tại916,119
  • Tổng lượt truy cập93,293,783
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây