Học tập đạo đức HCM

Bón thúc cho lúa mùa

Thứ tư - 19/07/2017 23:27
Tính đến 5/7, TP Hà Nội đã cấy lúa xong 98.680ha lúa vụ mùa. Hiện bà con nông dân đang tập trung chăm bón để lúa sinh trưởng, phát triển tốt, hạn chế sâu bệnh, đạt năng suất cao. Từ nhiều năm nay, diện tích lúa bón phân Văn Điển đều cho thấy rất hiệu quả.

Dễ sâu bệnh

Cơ cấu vụ mùa này của Hà Nội chủ yếu giống chia ra 3 nhóm: Nhóm lúa thuần năng suất cao 52% gồm: Khang dân 18, Thiên ưu 8, TBR36, TBR45… Nhóm giống chất lượng cao 38% gồm: Bắc thơm 7 kháng bạc lá, HT1, HDT8, LT6 và lúa nếp (nếp cái hoa vàng; nếp 87, 97; nếp vàng 1…). Nhóm giống lúa lai 10% gồm các giống: Nhị ưu 838, TH3-3, TH3-5, GS9…

12-15-25_lu-mu-2017
Nông dân Hà Nội gắn bó với phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển từ nhiều năm qua nhờ năng suất và hiệu quả

Sản xuất lúa vụ mùa diễn ra trong điều kiện thời tiết nắng nóng, mưa gió bất thường, mưa lớn hay gây ngập úng và gió bão. Trong điều kiện ánh sáng đầy đủ, nhiệt độ cao lúa sinh trưởng phát triển nhanh cần bón phân lót đủ, bón thúc sớm, kịp thời. Bởi ánh sáng và nhiệt độ cao giúp cây lúa huy động được nhiều dinh dưỡng trong đất nên lượng phân chỉ cần bón bằng 80% so với vụ xuân.

Muốn cây lúa khỏe mạnh, phát triển cân đối, chịu được thời gian ngập úng lâu hơn, sau khi ngập úng cây chóng hồi phục nên sử dụng bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dụng. Lí do, vì gió bão làm xây xát rách lá lúa tạo điều kiện cho vi khuẩn bạc lá xâm nhập gây hại nặng ảnh hưởng lớn tới năng suất lúa đại trà như vụ mùa năm 2016. Phân đa yếu tố NPK Văn Điển khác với một số loại NPK thông thường là ngoài đạm, lân, kali nó còn có các chất trung, vi lượng, cung cấp đầy đủ và cân đối 16 nguyên tố thiết yếu cho cây trồng.

Các chất trung, vi lượng giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt, tăng năng suất chất lượng, ngoài ra còn tăng khả năng chống chịu với các điều kiện ngoại cảnh bất thuận của thời tiết và sâu bệnh.

Đặc biệt, đối với các giống lúa năng suất cao và giống lúa chất lượng cao muốn phát huy hết tiềm năng phải cung cấp đầy đủ các chất trung, vi lượng (như con nhà giàu khó tính cần phải có thức ăn ngon).  

Vai trò trung, vi lượng với cây lúa

Silic giúp lúa cứng cây hạn chế đổ ngã. Vách tế bào được thấm một màng mỏng silic như một cơ chế rào cản chống lại sự thoát hơi nước giúp cây tăng khả năng chống hạn, úng, nóng; tăng tính kháng sâu đục thân, đạo ôn, khô vằn, bạc lá…

Thực tế, sản xuất bón phân chuyên dụng đa yếu tố NPK Văn Điển cho lúa giúp tăng khả năng chống đổ và giảm tỷ lệ nhiễm bệnh bạc lá rõ rệt vì nó cung cấp đầy đủ silic cho lúa. Để có 1 tấn lúa cây cần 20kg N nhưng cần đến 80kg silic. NPK Văn Điển 6-11-2 chuyên lót cho lúa có tỷ lệ silic cao đến 15%.

Biện pháp phòng trừ các loại sâu bệnh có hiệu quả nhất nói chung nhất là bệnh bạc lá là phải bón phân cân đối, không bón đạm muộn, cần cung cấp đủ silic vì nó có tác dụng ngang một loại thuốc chống nấm thông thường. Hơn nữa, bệnh bạc lá chủ yếu dùng biện pháp phòng ngừa là chính vì hiện nay phun thuốc rất kém hiệu quả vì chưa có thuốc đặc hiệu.

Magiê khử chua, ém phèn, tăng độ phì của đất, giúp cây tổng hợp protein chuyển hóa các chất dinh dưỡng. Magiê tạo hương vị chất lúa béo ngậy, hạt gạo bóng sáng đẹp, tăng độ pH trong gạo, hạn chế hút ẩm để dễ bảo quản.

Ba chất dinh dưỡng rất cần thiết cho lúa chất lượng cao là MgO (Magiê), SiO2 (Silic) và P2O5 (lân). Canxi (vôi) có tác dụng khử chua và trung hòa các chất độc hại như Fe, Al di động khắc phục và ngăn ngừa bệnh nghẹt rễ lúa.

12-15-25_nong-dn-h-noi-bon-phn-vn-dien
Bón phân Văn Điển cho cây lúa

Các chất vi lượng: Fe, Zn, Cu, Mn, MO, BO… tuy cây cần số lượng ít nhưng rất cần thiết giúp tăng năng suất chất lượng, tăng sức chống chịu.

Phân đa yếu tố NPK Văn Điển 6-11-2 chuyên dụng Văn Điển có tỷ lệ các chất trung lượng cao: Canxi (CaO) 20%, Magiê (MgO) 10% và có đầy đủ các chất vi lượng trên.

Ngoài loại phân đa chất dinh dưỡng, do thành phần chính có lân nung chảy Văn Điển là loại lân chậm tan, chỉ tan trong dung dịch axit yếu do rễ cây tiết ra, cây cần đến đâu phân hòa tan đến đó nên hạn chế bị rửa trôi và cố định lân nên tiết kiệm được phân bón. Bón loại lân tan nhanh sau khi bón gặp nước sau 48 giờ phân tan hết nên sẽ bị rửa trôi nhiều. Thực tế hiện nay tình trạng rửa trôi lân làm phú dưỡng nguồn nước là rất nghiêm trọng làm ô nhiễm nguồn nước và môi trường nuôi trồng thủy sản.

Nói về hiệu quả của phân Văn Điển, bà Nguyễn Thị Thoa, Trưởng phòng Trồng trọt Sở NN-PTNT Hà Nội nhận xét: "Nhiều diện tích đất lúa của Hà Nội nhất là diện tích ở các huyện phía Nam là đất chua, trũng hay bị ngập nước bón phân Văn Điển càng phát huy hiệu quả vì ngoài có lợi cho cây trồng còn có tác dụng cải tạo đất. Sử dụng đồng bộ phân NPK chuyên dụng Văn Điển còn khắc phục được tập quán không bón phân lót, bón thúc đạm muộn chia làm nhiều đợt. Phân Văn Điển chỉ bón làm 2 đợt: Bón lót và bón thúc nên tiết kiệm được công, tiết kiệm phân bón; tăng khả năng chống chịu với các điều kiện thời tiết bất thuận nhất là tăng khả năng chống úng và hạn chế sâu bệnh trong vụ mùa".

Cách bón phân đa yếu tố NPK chuyên dụng Văn Điển cho lúa vụ mùa, bón lót 1 sào: Phân chuồng hoặc phân hữu cơ hoai mục 200 - 300kg, NPK Văn Điển 6-11-2 (dạng trộn 3 hạt) hoặc NPK Văn Điển 5-10-3 (dạng vê viên) 20 - 25kg. Bón trước khi bừa cấy để phân vùi sâu vào đất hạn chế bị rửa trôi. Bón thúc 1 sào NPK Văn Điển 16-5-17 (dạng trộn 3 hạt): 10 -14kg, bón sau cấy 10 - 12 ngày khi lúa bén chân, bắt đầu đẻ nhánh.

Rất tâm đắc với sản phẩm phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển, Giám đốc HTX Nông nghiệp và dịch vụ Dân Hòa, huyện Thanh Oai Lê Văn Trực chia sẻ: "Bón phân Văn Điển lúa chóng bén chân, hạn chế bị chết khi ngập úng, ngoi nước khỏe, sau khi nước ra lúa chóng hồi phục. Cây đẻ nhánh tập trung, nhiều bông, bông to, hạt mẩy, màu sáng đẹp. Đặc biệt, đối với giống lúa chất lượng hay bị bệnh bạc lá diện tích bón phân Văn Điển hầu như không bị nhiễm bạc lá".
Theo CÔNG TIỆN - LÊ THU/nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập477
  • Hôm nay42,347
  • Tháng hiện tại94,037
  • Tổng lượt truy cập88,772,371
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây