Học tập đạo đức HCM

Khôi phục rau màu sau mưa

Thứ tư - 19/07/2017 23:25
Do ảnh hưởng của đợt áp thấp, các tỉnh vùng ĐBSH từ đầu tháng 6 đến giữa tháng 7 liên tục có các đợt mưa lớn kéo dài khiến rau màu bị thiệt hại đáng kể, nhất là nhóm cây họ dưa bầu bí.

Hiện tại, thời tiết đã có nắng nhẹ và mưa dần chấm dứt, nông dân tập trung xuống đồng để khôi phục lại diện tích rau màu. Xin đưa ra một số biện pháp tác động tích cực.

- Thoát nước tốt và kích thích bộ rễ cây phát triển: Sau mưa kéo dài độ ẩm đất rất cao, có nhiều ruộng trũng còn có nguy cơ úng, đòi hỏi người trồng phải nạo vét các dõng luống và tháo kiệt nước trong ruộng càng sớm càng tốt. Nếu có điều kiện có thể xới nhẹ mặt luống hoặc xới đất trong lỗ trồng cây nhằm cung cấp ô xi cho bộ rễ hồi phục và phát triển. Để thúc đẩy cây hồi phục và phát triển nhanh, bà con nên sử dụng chế phẩm Rhizomyx 2,5G hòa một lượng nhỏ NPK tưới nhẹ vào vùng rễ rau màu. Đây là một chế phẩm giàu nấm cộng sinh có tác dụng giúp hệ phát triển rễ nhanh hơn hút dinh dưỡng để nuôi cây kịp thời.

- Cung cấp dinh dưỡng cần thiết qua lá: Lúc này thân lá cây trồng rất mềm yếu cần bổ sung dinh dưỡng qua lá trong khi bộ rễ chưa kịp phát huy tác dụng. Các chế phẩm đó bao gồm: Phân giàu canxi - Bo, siêu kali, siêu vi lượng, hữu cơ qua lá. Sử dụng luân phiên nhóm này định kì 5 - 7 ngày/lần, có thể cộng chung với thuốc BVTV phun cùng sẽ giúp cho thân lá rau màu được cứng chắc, tộng hợp diệp lục tốt hơn, cây ra hoa, đậu quả và phát triển thân, lá, quả thuận lợi.

- Dọn cỏ và vệ sinh đồng ruộng: Mưa ẩm liên tục sẽ khiến cho cỏ dại phát sinh mạnh đòi hỏi người trồng cần dọn cỏ, cắt tỉa thân lá cây bị sâu bệnh, già cỗi nhằm tạo điều kiện cho tán cây được thông thoáng. Ngoài ra cần dọn cả cỏ bờ, vớt bèo, cỏ dại trên những tuyến kênh mương để vệ sinh đồng ruộng.

- Phòng trừ sâu bệnh: Phun thuốc BVTV ngay sau khi cắt tỉa thân lá. Thuốc trừ sâu, bệnh cần dùng lúc này là diệt côn trùng ăn lá, nhóm chích hút, bệnh giả sương mai, nứt thân chảy nhựa...

* Lưu ý: Các loại rau ăn lá đã gần đến ngày thu hoạch nên tranh thủ thu hoạch bán sớm hoặc sử dụng thuốc sinh học, thảo mộc để đảm bảo an toàn cho nông sản.

Nếu thấy trong ruộng có hiện tượng chết rũ dần một số cây cần sử dụng các chế phẩm thuốc trừ nấm hại rễ phun đẫm vào vùng rễ nhằm giảm thiểu lượng cây bị thất thoát do nhiễm bệnh.

Theo TRẦN THỊ LIÊN/nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập343
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm340
  • Hôm nay22,996
  • Tháng hiện tại201,563
  • Tổng lượt truy cập90,264,956
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây