Học tập đạo đức HCM

Chủ động đề phòng diễn biến phức tạp của mưa bão

Thứ sáu - 01/06/2012 11:32
Mùa mưa, bão năm 2012, tình hình thời thiết, thủy văn trên phạm vi cả nước sẽ có diễn biến phức tạp, vì vậy cần chủ động đề phòng bão mạnh, lũ lớn, lũ quét, sạt lở đất ở các khu vực, đặc biệt tại các khu vực miền núi thuộc Bắc bộ, Trung bộ và Tây Nguyên

Ảnh minh họa

Đây là nhận định được đưa ra tại Hội nghị trực tuyến triển khai công tác cảnh báo, dự báo thiên tai năm 2012 do Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương tổ chức hôm qua, 30/5.

Theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, năm 2012, tình hình thời tiết, thủy văn đã có những dấu hiệu bất thường như vào cuối tháng 3/2012, trên biển Đông cơn bão đầu tiên đã xuất hiện sớm hơn so với trung bình nhiều năm và khu vực, đổ bộ không theo quy luật. Bên cạnh đó, ngay từ đầu năm, mưa trái mùa diễn ra nhiều ở Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ. Các hiện tượng thời tiết cực đoan dễ nhận thấy là thời điểm không phải mùa mưa sẽ xảy ra mưa nhiều, các cơn bão mạnh hơn và mùa mưa bão kết thúc muộn hơn mọi năm.

Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương Bùi Minh Tăng cho biết, năm 2012, bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên khu vực Biển Đông có khả năng nhiều hơn trung bình nhiều năm và xuất hiện sớm hơn so với quy luật hàng năm (bình thường vào khoảng giữa tháng 5). Số cơn bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam có khả năng từ 6-7 cơn (cao hơn trung bình nhiều năm) và nhiều hơn so với năm 2011.

Đỉnh lũ cao nhất trên các sông chính ở Bắc Bộ có khả năng xuất hiện sớm hơn trung bình nhiều năm (giữa tháng 7 đến đầu tháng 8). Trên các sông ở Thanh Hóa đỉnh lũ có khả năng ở mức báo động BĐ1- BĐ2; các sông từ Nghệ An đến Hà Tĩnh và khu vực Tây Nguyên có khả năng ở mức BĐ2- BĐ3, có nơi trên BĐ3 và cao hơn trung bình nhiều năm; các sông từ Quảng Bình đến Bình Thuận có khả năng ở mức BĐ3, có nơi trên BĐ3. Cần đề phòng khả năng xuất hiện lũ lớn, cục bộ trên một số sông suối.

Tại Trung Bộ và Tây Nguyên, từ tháng 6-8/2012, dòng chảy trên các sông từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh, Bình Thuận và khu vực Tây Nguyên tăng dần, các sông từ Quảng Bình đến Ninh Thuận tiếp tục giảm và có khả năng thấp hơn trung bình cùng kỳ nhiều năm từ 15-60%; cần đề phòng xảy ra tình trạng khô hạn, thiếu nước cục bộ ở các tỉnh Trung và Nam Trung bộ.

Tại Nam Bộ, đến cuối tháng 7, đầu tháng 8, trên sông Cửu Long có khả năng xuất hiện lũ sớm với đỉnh lũ ở vùng đầu nguồn có thể đạt mức BĐ3.

Về tình tình thuỷ văn, hạn hán, thiếu nước vụ Đông Xuân 2011 - 2012 ở Bắc Bộ tiếp tục xảy ra trong các tháng đầu mùa cạn, nhưng không gay gắt. Nhưng nguồn nước các sông, các hồ chứa đã và đang giảm nhanh, ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm từ 10-40%, đặc biệt thiếu hụt nhiều ở lưu vực sông Lô, hạ lưu sông Hồng và Thái Bình, một số vị trí đã xuất hiện trị số mực nước thấp nhất trong lịch sử chuỗi quan trắc cùng kỳ.

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, tổng lượng nước trữ được của 4 hồ Sơn La, Hòa Bình, Tuyên Quang và Thác Bà cao hơn so với cùng kỳ năm 2011, ước đạt 5,83 tỷ m3 nước.

Để tăng cường công tác cảnh báo, dự báo thiên tai 2012, ông Bùi Minh Tăng kiến nghị, cần đưa mạng lưới radar thời tiết vào hoạt động thường xuyên hơn bởi thực tế các trạm radar thời tiết hiện nay đều hoạt động đơn lẻ, không ổn định. Đồng thời, chú trọng nâng cấp băng thông truyền tải dữ liệu thời tiết đến các đài khí tượng, các địa phương.

Đại điện các đài khí tượng cũng đã kiến nghị nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng công tác cảnh báo, dự báo thiên tai năm 2012, trong đó tập trung vào những vấn đề như: nâng cao năng lực truyền tin, tăng cường cơ sở vật chất cho các trạm quan trắc, nâng cao chất lượng bản tin cảnh báo, dự báo thiên tai; đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật và đào tạo nguồn nhân lực cho các đơn vị làm công tác cảnh báo, dự báo thiên tai theo hướng hiện đại và đồng bộ.

Theo chinhphu.vn

 
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập300
  • Hôm nay31,761
  • Tháng hiện tại232,558
  • Tổng lượt truy cập85,139,594
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây