Học tập đạo đức HCM

Đề phòng thời tiết và sâu bệnh diễn biến phức tạp

Thứ tư - 14/11/2012 03:52
Dự báo thời tiết trong thời gian tới sẽ diễn biến bất lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) khuyến cáo, trong vụ đông xuân 2012 - 2013, các tỉnh phía Bắc nên tập trung chủ động gieo trồng các giống lúa ngắn và cực ngắn. Đồng thời, phải theo dõi chặt chẽ diễn biến sâu bệnh trên lúa và rau màu.

 

Thời tiết và sâu bệnh phức tạp


Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, thời tiết vụ đông xuân 2012 - 2013 sẽ diễn biến bất thường và phức tạp. Rét đậm xuất hiện muộn hơn so với trung bình những năm trước. Nhiệt độ trung bình toàn vụ ở Bắc bộ sẽ cao hơn trung bình nhiều năm, nhất là những tháng đầu vụ và cuối vụ. Đợt rét đậm đầu tiên có khả năng xuất hiện muộn hơn so với mọi năm. Phải đến tháng giêng, tháng 2 mới có những đợt rét đậm đầu tiên với nhiệt độ trung bình ngày xuống dưới 15 độ C và kéo dài từ 3 ngày trở lên. Thời tiết này sẽ thuận lợi cho các loại dịch hại phát sinh trên cây trồng phát triển. Do đó, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) khuyến cáo cần đề phòng một số loại dịch hại trên cây trồng vụ đông xuân.


 

Nông dân huyện Đông Sơn (Thanh Hóa) phun thuốc phòng dịch bệnh cho lúa.

Bên cạnh đó, các loại dịch hại như sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu, rầy lưng trắng, bệnh đạo ôn được cảnh báo tấn công lúa vụ đông xuân. Trong đó, sâu non có khả năng phát triển trên lúa ở diện hẹp vào khoảng cuối tháng 3, đầu tháng 4. Còn rầy nâu và rầy lưng trắng có thể phát triển rộ vào khoảng tháng 4, chủ yếu trên lúa sớm giai đoạn ôm đòng đối với các giống lúa như: bắc thơm số 7, IR 64, IR 1820, tạp giao và các giống lúa Trung Quốc như nhị ưu, bắc ưu… Loại rầy nâu này phân bố diện rộng với mật độ từ 500 - 1.000 con/m2 và lúc cao điểm có thể tới 5.000 - 6.000 con/m2. Các địa phương phía Bắc cũng cần cảnh giác với những bệnh lùn sọc đen, vàng lùn, lùn xoắn lá. Theo Cục Bảo vệ thực vật, cần đề phòng một số loại sâu bệnh, dịch hại đối với rau màu như: rệp hại, bệnh khô vằn, sâu đục thân ở ngô, sâu tơ, sâu xanh bướm trắng, sâu khoang ở rau…

 

Hạn chế giống dài ngày


Dự kiến, trong vụ đông xuân 2012 - 2013, toàn miền Bắc sẽ gieo cấy 1,145 triệu ha lúa, giảm 13.000 ha so với vụ đông xuân năm nay. Đối với rau màu, sẽ gieo cấy 385.000 ha ngô, 155.000 ha rau đậu, 135.000 ha lạc, 100.000 ha sắn, 50.000 ha khoai lang, 75.000 ha đậu tương.


Trước những nhận định và dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn và Cục Bảo vệ thực vật, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Bùi Bá Bổng đã có một số lưu ý về việc tổ chức sản xuất trong vụ đông xuân tới. Cụ thể, lãnh đạo Bộ yêu cầu các tỉnh Bắc Trung bộ chủ yếu sử dụng giống lúa ngắn ngày, cực ngắn, hạn chế tối đa giống dài ngày.


Đối với việc gieo trồng lúa lai, lãnh đạo Bộ lưu ý nên duy trì diện tích lúa lai ít nhất bằng diện tích vụ đông xuân 2011- 2012 và ưu tiên nguồn giống cho các tỉnh Bắc Trung bộ và trung du miền núi phía Bắc. “Mỗi địa phương cần rà soát cơ cấu giống lúa. Từ đó, lựa chọn 3 - 4 giống chủ lực, 4 - 5 giống bổ sung. Để tránh rủi ro, tỷ lệ mỗi loại giống không quá 30% diện tích gieo cấy và dự phòng hạt giống khoảng 10%”, Thứ trưởng Bùi Bá Bổng nhấn mạnh.


Theo Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), hiện nay, bộ giống lúa rất đa dạng. Nếu giá lúa lai tăng cao, có thể linh động chuyển sang các giống lúa thuần năng suất cao. Để ứng phó với điều kiện thời tiết bất lợi, các địa phương nên dự phòng các giống lúa ngắn ngày mà các địa phương nên dự phòng như: QR1, P6ĐB, DT122…


Về thời vụ, lãnh đạo Bộ NN&PTNT đề nghị các địa phương bố trí lịch gieo cấy phù hợp để đảm bảo lúa phân hóa đòng và trỗ vào lúc thời tiết thuận lợi, tránh được rét khi lúa trỗ và tránh lũ tiểu mãn khi thu hoạch. Các tỉnh trung du miền núi phía Bắc và đồng bằng sông Hồng hạn chế tối đa trà xuân sớm, xuân trung và tập trung chủ yếu trà xuân muộn, gieo mạ xung quanh thời điểm lập xuân và cấy chủ yếu sau Tết Âm lịch. Các tỉnh khu vực này chủ yếu gieo giống lúa ngắn ngày và cho lúa trỗ tập trung từ 10 - 20/5/2013. Đối với các tỉnh từ Quảng Bình đến Thừa Thiên - Huế, cho lúa trỗ trong khoảng từ 10 - 25/4/2013. Các tỉnh từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh tập trung gieo trồng sao cho lúa trỗ khoảng từ 25/4 - 5/5/2013.


Đối với sản xuất rau màu, Bộ yêu cầu các địa phương chú trọng thâm canh ngô và đậu tương để tăng năng suất. Cần rà soát những diện tích cấy lúa kém hiệu quả để chuyển đổi sang trồng cây rau màu có hiệu quả kinh tế cao hơn. “Cần tiếp tục xây dựng các vùng trồng rau tập trung đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Đồng thời, đa dạng chủng loại, tăng diện tích rau trái vụ. Đặc biệt, cần quyết liệt thực hiện sản xuất rau an toàn theo quy chuẩn kỹ thuật hoặc theo VietGAP”, Thứ trưởng Bùi Bá Bổng chỉ đạo.

 

Mạnh Minh
Theo baotintuc.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập306
  • Máy chủ tìm kiếm38
  • Khách viếng thăm268
  • Hôm nay46,643
  • Tháng hiện tại1,001,778
  • Tổng lượt truy cập92,175,507
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây