Học tập đạo đức HCM

Dự báo sâu bệnh tuần từ 12-18/11

Chủ nhật - 11/11/2012 22:26

1. Các tỉnh phía Bắc

- Cây vụ đông:

Chú trọng lên luống, làm rãnh thoát nước, bổ sung phân lân để hạn chế bệnh chân trì, huyết dụ ở giai đoạn cây còn nhỏ.

Trên ngô: Sâu đục thân, bệnh lùn sọc đen hại tăng, sâu cắn lá, rệp, bệnh khô vằn hại nhẹ; sâu cuốn lá, ruồi đục thân, bệnh lở cổ rễ... hại tăng trên đậu tương; bọ nhảy, rệp hại tăng; sâu xanh, sâu tơ, sâu khoang tiếp tục hại trên rau họ hoa thập tự, cần theo dõi và phòng trừ kịp thời

- Trên cây mía: Bệnh chồi cỏ, rệp xơ trắng, bọ hung, bệnh thối ngọn… tiếp tục tăng nhẹ. Cần theo dõi và phòng trừ ở nơi có mức độ nhiễm cao.

- Trên cây cà phê, hồ tiêu: Rệp, bệnh thán thư, khô cành, gỉ sắt trên cây cà phê; bệnh chết nhanh, thối gốc rễ, tuyến trùng, trên cây hồ tiêu tiếp tục phát sinh gây hại mức độ nhẹ đến trung bình, nặng cục bộ ở những vườn cây lâu năm chăm sóc, thoát nước kém và phòng trừ sâu bệnh không tốt. Cần chăm sóc và theo dõi mức độ phát sinh gây hại các dịch hại để xử lý kịp thời, có hiệu quả.

2. Các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên

a) Trên lúa

Bệnh khô vằn, bệnh lem lép thối hạt, sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân... tiếp tục gây hại trên lúa gieo giai đoạn đòng trỗ.

Bệnh đạo ôn cổ bông phát sinh và gây hại trên lúa mùa và lúa rẫy ở Tây Nguyên và một số diện tích lúa gieo, lúa vụ 10 ở các tỉnh đồng bằng.

Chuột gây hại rải rác trên các trà lúa, co cụm vùng gò đồi nơi có mưa lũ.

b) Trên cây trồng khác

- Bệnh gỉ sắt, bệnh khô cành, rệp, rụng quả... tiếp tục hại phổ biến trên cà phê ở Tây Nguyên.

- Tuyến trùng rễ, bệnh vàng lá, thối rễ, rệp sáp gốc, bệnh thán thư... hại tiêu chủ yếu ở Tây Nguyên giai đoạn quả non.

- Bệnh chổi rồng, nhện đỏ, rệp sáp... phát sinh và gây hại sắn giai đoạn tích củ - thu hoạch.

3. Các tỉnh phía Nam

- Từ 7-15/11/2012 có đợt rầy nở mật độ tăng nhẹ - trung bình trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - đòng trỗ, cục bộ có một số diện tích với mật độ cao. Cần kiểm tra kỹ đồng ruộng, khi rầy cám nở rộ tuổi 2 - 3 có mật độ trên 3 con/rảnh, phun trừ bằng một trong các loại thuốc chống lột xác; lúa giai đoạn đòng trỗ nếu có nhiều lứa rầy gối nhau có thể phối hợp với thuốc lưu dẫn để tăng hiệu quả diệt trừ rầy.

- Chỉ đạo, thực hiện vệ sinh đồng ruộng, làm đất kỹ và xuống giống theo khung lịch khuyến cáo và né rầy.

- Bệnh đạo ôn trên lá tiếp tục phát sinh và gây hại trên trà lúa ĐX sớm và trà lúa mùa nhất là những ruộng gieo trồng giống nhiễm, sạ dầy, bón thừa phân đạm. Do vậy, bà con nông dân cần thường xuyên thăm đồng, phát hiện sớm, khi bệnh xuất hiện ngừng bón hoặc phun đạm và phòng trị kịp thời, hiệu quả.

Ngoài các đối tượng nêu trên, cần lưu ý phòng ngừa tốt đối với ốc bươu vàng trên lúa mới gieo sạ; bệnh bạc lá vi khuẩn và lem lép hạt giai đoạn đòng trỗ-chín. Các đối tượng khác xuất hiện và gây hại thấp.

KHUYẾN CÁO

- Trên lúa:

+ Rầy nâu phun Applaud 10WP với liều 80 - 100 g/ bình 16 lít, khi rầy ở tuổi 2 - 3. Trường hợp mật số rầy cao và gối lúa phun hỗn hợp Applaud 10WP+Hopsan 75ND khi rầy ở tuổi 2 - 3.

+ Sâu cuốn lá phun Wellof 330EC khi sâu tuổi 1 - 2.

+ Bệnh vàng lá phun Carbenda supper 50SC, khi bệnh chớm xuất hiện.

+ Bệnh đạo ôn lá phun Beam 75WP, khi bệnh chớm xuất hiện.

+ Đạo ôn cổ bông phun Beam 75WP 2 lần vào trước trổ và sau khi trổ đều.

+ Bệnh lem lép hạt sử dụng Aviso 350SC, Catcat 250EC, phun 2 lần vào trước và sau trổ.

- Ốc bươu vàng:

+ Diệt trước làm đất: Rút nước để ốc xuống rãnh, rải Honeycin 6GR.

+ Ruộng sau sạ: Diệt cỏ và ốc cùng lúc với bộ HAI-SH (thuốc trừ cỏ Sirius 10WP + thuốc trừ ốc Honeycin 6GR) + cữ phân đầu vào 3 - 7 ngày sau sạ.

- Cây trồng khác:

+ Cà phê: Bệnh gỉ sắt phun Nicozol 12,5 WP. Bệnh khô cành (thán thư) sử dụng Carbenda supper 50SC; Manozeb 80WP.

+ Hồ tiêu: Tuyến trùng rễ phun, tưới Oncol 25WP. Bệnh chết nhanh sử dụng Manozeb 80WP.

+ Cây sắn: Bệnh chổi rồng (nhện lông nhung, đối tượng lan truyền) sử dụng Takare 2EC.

Cục Bảo vệ thực vật
Theo nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập245
  • Hôm nay46,643
  • Tháng hiện tại1,002,074
  • Tổng lượt truy cập92,175,803
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây