Học tập đạo đức HCM

Diêm dân khốn khổ

Thứ ba - 26/07/2016 21:40
Tình trạng giá muối thấp, không tiêu thụ được cứ lặp đi lặp lại nhưng diêm dân không thể tự chuyển đổi nghề, chính quyền địa phương lại chưa có chính sách hỗ trợ

Diêm dân tỉnh Ninh Thuận đang vào đợt cao điểm thu hoạch vụ muối năm 2016. Tuy nhiên, với giá muối quá thấp lại không bán được nên cuộc sống của người làm muối ở vùng đất nắng gió này đang hết sức khó khăn.

Diêm dân cũng là nông dân nhưng không được hưởng chính sách trợ giúp như người trồng lúa nên vất vả lắm - những lời than như thế có thể nghe trên các ruộng muối Ninh Thuận.

Mùa muối “lạt”

Tháng 7, mới giữa buổi sáng nhưng nắng nóng đã như thiêu đốt. Bà Nguyễn Thị Thanh (48 tuổi; ngụ xã Tri Hải, huyện Ninh Hải) cùng một số người làm công quần quật cào trên ruộng muối gần 8 sào của gia đình. Dù đã quen với công việc nặng nhọc hơn 15 năm qua nhưng thỉnh thoảng bà Thanh phải ngồi bệt xuống bờ ruộng để nghỉ mệt.

“Trung bình một tháng, tôi thu hoạch khoảng 30 tấn. Do giá muối từ nhiều tháng qua giảm mạnh, còn khoảng 350.000-380.000 đồng/tấn nên chỉ đủ trang trải tiền công. Cứ vài ba tháng lại lỗ chi phí đầu tư cả chục triệu đồng” - bà Thanh than vãn.

Cạnh ruộng muối của bà Thanh, vợ chồng anh Trần Phùng Nhị cũng phơi mình dưới cái nắng và gió rát trên cánh đồng muối khoảng 1 ha. Anh Nhị bảo những năm trước, giá muối cao, thị trường hút hàng, thương lái tìm đến tận nhà thu mua nhưng hơn một năm qua, anh thu hoạch mấy chục tấn muối chất lượng tốt nhưng không bán được. “Chỉ tính tiền thuê người cào muối, xe vận chuyển về kho đã mất mấy chục triệu đồng. Nếu tính cả tiền đầu tư, cải tạo mặt ruộng thì lỗ nặng” - vợ anh Nhị rầu rĩ.

Trên các cánh đồng ở huyện Ninh Hải, “thủ phủ” muối của tỉnh Ninh Thuận, muối chất trắng đồng. Nhiều diêm dân cho rằng đây là mùa muối “lạt” nhất từ trước đến nay.

Phải bám víu

Thời tiết khắc nghiệt của Ninh Thuận thuận lợi để phát triển nghề làm muối. Thế nhưng, với giá muối sản xuất thủ công trên nền đất quá rẻ như hiện nay, diêm dân lâm cảnh khốn khó là điều không thể tránh khỏi. Trong khi đó, cánh sản xuất muối sạch bằng kỹ thuật trải bạt ni-lông trên nền ruộng cũng chết dở sống dở do chi phí lên đến gần 1 tỉ đồng/ha.

“Gia đình tôi có 3 ha muối trải bạt, mỗi ha đầu tư khoảng 800 triệu đồng. Bình quân chi phí cho 1 tấn muối trên nền ruộng trải bạt khoảng 600.000-650.000 đồng. Những năm trước, giá muối loại này gần 1 triệu đồng/tấn, diêm dân lãi kha khá, nay chỉ còn trên 500.000 đồng/tấn” - anh Nguyễn Văn Kiện, diêm dân xã Tri Hải, cho biết.

Diêm dân Ninh Thuận đang đối mặt với khó khăn vì giá muối quá thấp
Diêm dân Ninh Thuận đang đối mặt với khó khăn vì giá muối quá thấp

Lỗ nhưng vẫn phải làm, hầu hết những người sản xuất muối trải bạt ở Ninh Thuận nói vậy. Vì theo họ, nếu ngưng làm, bạt trải sẽ bị khô giòn, hư hỏng hết, mất tiền tỉ. Trong khi đó, số sản xuất muối thủ công cho rằng đất đã làm ruộng muối bị nhiễm mặn, không thể nuôi trồng được thứ gì khác nên không thể chuyển hướng canh tác. Một diêm dân trải lòng: “Tiền vay ngân hàng để đầu tư vào ruộng muối chưa trả hết, ngưng sản xuất thì lấy gì thanh toán”.

Ninh Thuận là tỉnh có diện tích đồng muối lớn nhất nước hiện nay với khoảng 3.600ha, trong đó, đồng muối phủ bạt chiếm gần 2.900 ha, còn lại là ruộng muối nền đất. Tổng sản lượng muối toàn tỉnh xấp xỉ 350.000 tấn/năm, trong đó muối công nghiệp chiếm khoảng 80%, chủ yếu do các doanh nghiệp sản xuất.

Theo ông Phan Quang Thựu, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận, gần 800 hộ diêm dân của địa phương đã có thâm niên làm muối hơn 10 năm, có gia đình đến 25-30 năm. Tuy nhiên, do hầu hết diêm dân sản xuất muối theo kỹ thuật truyền thống nên muối có giá thấp. Trong khi đó, để có muối chất lượng cao bằng cách sản xuất theo phương pháp trải bạt thì bà con khó tiếp cận do vốn đầu tư cao.

Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Người Lao Động, mức đầu tư của nhà nước cho cơ sở hạ tầng nghề muối ở Ninh Thuận còn quá thấp so với nhu cầu. Hệ thống ô nề, chạt, sân phơi đã xuống cấp song mới chỉ được sửa chữa tạm thời, chắp vá. Việc huy động các nguồn lực về khoa học, công nghệ để giúp diêm dân có thể sống với nghề gần như không được quan tâm. Các mô hình khuyến diêm thỉnh thoảng có thực hiện nhưng chỉ đơn lẻ, thiếu giải pháp đồng bộ…

Trong tình cảnh hiện nay, nếu tỉnh Ninh Thuận không có những chính sách hỗ trợ hiệu quả thì đời sống của diêm dân khó được cải thiện.

 

Khánh Hòa: Tồn cả ngàn tấn muối

Thị xã Ninh Hòa có diện tích sản xuất muối lớn nhất tỉnh Khánh Hòa với hơn 700 ha. Ông Trần Đình Khải, diêm dân hơn 10 năm trong nghề, cho biết những năm trước, khi vào vụ muối chính (từ tháng 3 đến tháng 6), giá muối lên đến hơn 500.000 đồng/tấn. Năm nay, giá mua muối thủ công chỉ còn khoảng 250.000 - 300.000 đồng/tấn. Theo diêm dân Khánh Hòa, để có lãi, giá muối trên nền đất phải 500.000 đồng/tấn, muối trải bạt 600.000 đồng/tấn.

Trước thực trạng muối tồn trữ trong dân khá lớn, đến hàng ngàn tấn, UBND tỉnh Khánh Hòa đã chỉ đạo các ngành chức năng hỗ trợ diêm dân tiêu thụ sản phẩm.

Trông chờ...

Cuối tuần rồi, ông Trần Văn Đông, Bí thư Huyện ủy Ninh Hải, cho biết tháng 3-2016, huyện đã gửi văn bản cho UBND tỉnh Ninh Thuận, đề xuất với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có phương án thu mua muối tồn đọng cho diêm dân với giá muối nền đất 500.000 đồng/tấn, muối phủ bạt 800.000-900.000 đồng/tấn. “Ngày 20-7, một công ty ở miền Bắc đã vào Ninh Thuận khảo sát chất lượng muối của diêm dân, số lượng tồn đọng và hứa sẽ thu mua với giá 560.000-570.000 đồng/tấn nhưng thời gian nào thì họ chưa nói cụ thể” - ông Đông cho biết.

 


(Nguồn tin:NLĐonline) 
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập364
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm363
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại877,819
  • Tổng lượt truy cập92,051,548
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây