Học tập đạo đức HCM

Hành trình đưa giống gà đắt nhất thế giới về Việt Nam

Thứ năm - 27/08/2015 20:26
Để đưa giống gà đen Ayam Cemani đắt nhất thế giới về Việt Nam, anh Trần Nhữ Giáp đã bỏ ra hàng trăm triệu đồng với 6 lần lặn lội sang các vùng hẻo lánh ở Indonesia.

Để đưa giống gà đen Ayam Cemani đắt nhất thế giới về Việt Nam, anh Trần Nhữ Giáp đã bỏ ra hàng trăm triệu đồng với 6 lần lặn lội sang các vùng hẻo lánh ở Indonesia.

Tại hội chợ nông nghiệp diễn ra dịp Tết 2015 tại Hà Nội, nhiều người không khỏi tò mò với sự "xuất hiện" của một con gà đen Indonesia được treo bảng giá trên 50 triệu đồng. Chủ sở hữu con gà đắt tiền ấy không có mặt tại hội chợ. Vì thế, ít ai biết được câu chuyện tìm kiếm giống gia cầm đắt đỏ này diễn ra như thế nào.

Câu chuyện về giống gà "siêu đen" xuất xứ từ đất nước vạn đảo, mà người dân bản địa đặt cho cái tên Lamborghini (tên một thương hiệu siêu xe nổi tiếng thế giới) lại gợi mở gần đây, khi nó được nhắc đến là 1 trong 10 loại thực phẩm siêu đắt trên thế giới. Giá một con gà trống đến 2.500 USD, tương đương trên 50 triệu đồng.

Chủ nhân của chú gà đặc biệt ấy là anh Trần Nhữ Giáp, chủ 4 trang trại chim lớn ở miền Bắc, một “đại gia chân đất” đúng nghĩa như bạn bè anh thường gọi.

Anh Giáp cho biết, hiện trang trại không chỉ có một chú gà đen Ayam Cemani trưng bày hồi cuối năm 2014, mà đã trên 40 con. Tất cả là đều là dòng thuần chủng 100%, được anh mang trực tiếp từ Indonesia về. Để đưa thành công giống gà đắt nhất thế giới về Việt Nam, chủ trang trại phải lặn lội tới những vùng quê hẻo lánh của đảo Java tới 6 lần.  

Anh kể, đã nhiều năm nghiên cứu về giống gà đen Ayam Cemani. Đây là một giống gà quý có lông, mắt, mào, nội tạng đều đen tuyền ở Indonesia. Tháng 8.2014, khi một người bạn báo tin tìm được nơi bán, anh đã làm ngay thủ tục bay sang nước này.

Tuy nhiên, khi đến nơi, anh phát hiện đó không phải là giống gà mà mình đang tìm kiếm, mà là gà Hắc Phong, là gà có da và lông đen ở Trung Quốc. Anh Giáp cũng liên hệ với các mối hàng chuyên chơi chim cảnh ở nước bản địa, nhưng thất bại.

2 tháng sau, anh Giáp lại khăn gói lên đường tới Indonesia một lần nữa, khi hay có người rao bán một cặp gà đen thuần chủng với giá gần 100 triệu đồng. Giao dịch thành công, anh Giáp là người đầu tiên sở hữu giống gà đắt nhất ở Việt Nam. Thế nhưng, do khí hậu thay đổi, chế độ chăm sóc chưa phù hợp, chỉ một thời gian ngắn, chú gà mái đột ngột lăn ra chết. Mong muốn nhân giống thuần chủng loại gà đặc biệt này của anh một lần nữa thất bại.

Tìm mua con mái thay thế không được, anh Giáp cho lai với giống gà Hắc Phong mong giữ được một phần gen quý. Nhưng dù đã nghiên cứu và áp dụng các kỹ thuật chuyên môn, song kết quả con lai lại chiếm phần lớn đặc tính của con mái. “Gà con ban đầu có màu đen hoàn toàn từ chân tới ruột. Thế nhưng càng lớn, màu sắc của chúng càng biến đổi, và màu đen nhạt dần. Một số bộ phận chuyển hồng”, anh Giáp cho hay.

Tháng 2/2015, dù thời tiết ở Java - quê hương của giống gà này không thuận lợi, nhưng anh Giáp vẫn “xách ba lô lên và đi”. Chuyến đi tiếp theo của anh lại thất bại, bởi chỉ gặp được gà lai, không phải dòng thuần.

Đến tháng 6.2015, ông chủ 4 trại chim quý này lại khăn gói sang Indonesia, vì hay tin một người dân trong khu vực anh đã đi qua có giống gà đen thuần chủng. Vùng quê này thuộc khu vực miền Trung đảo Java hẻo lánh không có taxi, xe khách chỉ dừng lại ở điểm đầu đường lớn. Nhưng anh vẫn quyết tâm cuốc bộ để tìm bằng được giống gà quý. Sau những ngày vất vả, anh đã tìm được khu vực chuyên buôn gà đen.

“Dân bản địa nói tiếng Anh rất kém, việc trao đổi thông qua phiên dịch cũng khó khăn. Sau hơn 10 ngày tìm kiếm, tôi đến được một hộ gia đình nuôi gà thuần chủng, không lai tạo, nằm cách thành phố vài trăm km”, anh kể.

Gà thuần chủng Ayam Cemani được người dân quanh vùng coi là con vật quý giá, linh thiêng và mang lại may mắn. Chúng được dùng làm vật phẩm tế lễ trong những dịp đặc biệt.  

Khi anh Giáp bày tỏ khát khao mua được giống gà thuần chủng với số lượng lớn, người dân tỏ ra không mặn mà. Anh đã phải ngồi hàng tiếng đồng hồ chờ chủ nhà cầu nguyện mới thương lượng được tiếp.

“Mỗi ngày, người dân ở đây cầu nguyện 4 lần: sáng, trưa, tối và nửa đêm. Mỗi lần kéo dài hàng tiếng đồng hồ. Vì thế, tôi phải mất 2 ngày mới hẹn gặp và thoả thuận được với họ. Tháng 6 là tháng ăn chay của địa phương. Tôi cũng phải rất khó khăn mới có thể thích nghi được”, anh Giáp nhớ lại.

Hôm sau quay trở lại, người dân tỏ ra hiếu khách hơn, họ chia sẻ cho anh cách nhận biết đâu là gà thuần chủng và gà lai. Ngoài kiểm tra bằng kỹ thuật trong ngành, người nuôi có thể nhận biết gà thuần qua màu sắc lưỡi và hậu môn. Sau khi gom ở các hộ nuôi, anh mua được 10 con gà đen loại 5-6 lạng và hơn 30 gà con.

"Gà đen ở đây không quá đắt, nhưng nếu tính chi phí đi lại, tìm kiếm, mỗi con có giá 30-40 triệu đồng. Tính ra tổng chi phí cho các chuyến đi của tôi lên tới vài trăm triệu đồng", anh Giáp chia sẻ.

Biết được anh Giáp đã đưa thành công giống gà đen thuần chủng về Việt Nam, rất nhiều người đã đến hỏi mua. Nhưng hiện anh không bán và dự định nghiên cứu, nhân giống rộng rãi để giảm giá thành, đưa giống gà này thành thương phẩm như với vịt trời, sâm cầm anh đã làm trước đây.

“Hiện đã có người trả giá một con gà đen 30 triệu đồng nhưng tôi không có ý định bán. Nếu nhân được giống này, nó sẽ trở thành con gà đẻ trứng vàng”, anh cho hay.

Tuy nhiên, theo nghiên cứu của ông chủ này, trung bình mỗi năm, một con gà mái chỉ cho khoảng 70-76 trứng. Tỷ lệ nở không quá 50% và sống sót, sinh trưởng tốt cũng không cao. Do đó, anh đang điều chỉnh chế độ chăm sóc cũng như kỹ thuật ấp nở. Anh khuyến cáo người dân chưa nên đầu tư vào giống gà này, bởi vốn lớn và nhiều rủi ro.

Luôn khao khát chinh phục những loài chim quý, hiếm có, giá trị kinh tế cao, anh Giáp cho biết đang lên kế hoạch đi Mông Cổ, để chinh phục một giống chim lạ mà anh đã nghiên cứu mấy năm nay.

Nguồn: danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập807
  • Hôm nay67,292
  • Tháng hiện tại803,402
  • Tổng lượt truy cập93,181,066
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây