Học tập đạo đức HCM

Hậu Giang: Được mùa cá ruộng

Chủ nhật - 17/11/2013 21:34
Hiện nay, nông dân xã Trường Long A, huyện Châu Thành A, bắt đầu dọn đồng chuẩn bị bơm nước sạ lúa Đông xuân. Đây cũng là lúc bà con thu hoạch vụ cá nuôi trên ruộng với niềm phấn khởi được mùa, được giá.

Từ tờ mờ sáng, ông Bùi Thanh Dũng, ở ấp Trường Lợi A, cùng một số thanh niên đã ra đồng thu hoạch cá. Dù trầm mình trong nước lạnh để kéo cá, nhưng ông rất vui bởi những mẻ cá thu được đa phần là cá lớn. Chỉ tay vào những con cá mè trắng to tròn, ông Dũng phấn khởi nói: “Nuôi cũng như năm rồi, cá mè trắng năm rồi 3 con mới đạt 1kg, nhưng năm nay khoảng 2 con là vô ký rồi”.

Theo ông Dũng, năm nay lũ lớn, giúp đất ruộng xổ được phèn, nguồn thức ăn trong tự nhiên cũng dồi dào, nên cá rất mau lớn.

Được biết, khi vụ lúa Thu đông đã chín, ông Dũng mua 96kg cá mè trắng, cá chép, mè vinh thả vào ruộng lúa. Nuôi theo hình thức này chỉ tốn tiền con giống, thức ăn được cá tìm kiếm trong tự nhiên, không tốn tiền mua hoặc tốn công kiếm mồi như những hình thức nuôi khác.

Điều làm ông phấn khởi nhất ở vụ cá ruộng mùa lũ năm nay có giá bán cao hơn năm rồi từ 5.000-7.000 đồng/kg. Năm 2012, ông bán chỉ có 14.000 đồng/kg, năm nay ông bán được 21.000 đồng/kg, cá nhỏ thì 18.000 đồng/kg. Dù chưa thu hoạch hết nhưng ông Dũng ước vụ này được khoảng 2,3-2,4 tấn. Theo ông Dũng, năm rồi ông thả cá giống cũng bằng năm nay, nhưng năm rồi cá nhỏ hơn, thu hoạch được 2,1 tấn, thu nhập được trên 20 triệu đồng, năm nay chắc chắn thu nhập sẽ cao. “Mấy tháng nước nổi đâu có làm gì ra tiền, thu nhập từ nuôi cá ruộng  thấy vậy cũng đỡ dữ lắm. Tiền bán cá dư dùng cho chi phí bơm nước vụ lúa Đông xuân” - ông Dũng khẳng định.

Nuôi cá trên ruộng mùa nước nổi ngoài cho thu nhập khá thì còn mang lại nhiều lợi ích khác. Bốn năm liên tiếp nuôi cá trên ruộng, ông Trần Văn Mịn, ở ấp Trường Lợi A, nhận thấy rõ 1,3ha ruộng lúa sau khi nuôi cá mùa lũ thì sạ lại vụ lúa Đông xuân giảm đáng kể chi phí chăm sóc. “Ruộng nuôi cá nó ăn sạch ốc con, không còn ốc bươu vàng nên rất an toàn; cá cũng ăn cỏ, gốc rạ cho ruộng sạch cỏ. Hơn nữa, ruộng nuôi cá có rất nhiều bùn nên không có tuyến trùng gây hại cho lúa” - ông Mịn rút ra kinh nghiệm.

Năm nay, ở ấp Trường Lợi A, phong trào nuôi thủy sản phát triển mạnh, Trưởng ấp Trường Lợi A Lê Công Khanh cho biết: “Năm rồi, ở ấp này nuôi khoảng 5ha cá ruộng, năm nay tăng lên 10ha. Với hiệu quả của mô hình này, năm tới bà con sẽ nuôi nhiều hơn”.

Theo anh Củng Minh Triều, Tổ trưởng Tổ kỹ thuật - nông nghiệp xã Trường Long A, năm nay nông dân Trường Long A thả nuôi 155ha thủy sản, trong đó cá ruộng 84ha. Với giá cá hiện nay, những hộ nuôi theo hình thức sau vụ lúa Thu đông, không đầu tư thức ăn sẽ đạt lãi khoảng 2,5-7 triệu đồng/ha, những hộ nuôi sớm, có đầu tư thức ăn, năng suất, lợi nhuận sẽ cao hơn.

Song song với nuôi cá ruộng mùa lũ, nông dân Trường Long A còn phát triển nghề nuôi cá trong vèo. Đây là mô hình được nhiều hộ nghèo, không có đất sản xuất lựa chọn. Bà con nuôi được 125 vèo cá các loại (chủ yếu là cá lóc), mỗi vèo khoảng 300-2.000 con, nhiều hộ nuôi 2-3 vèo. Mùa nước nổi, bà con rất dễ kiếm mồi cho cá ăn, nhờ vậy mà không tốn chi phí. Hiện nay, cá lóc nuôi có giá khoảng 27.000-30.000 đồng/kg (cỡ 2 con/kg), với giá này nếu hộ nuôi một vèo 1.000 con, tỷ lệ hao hụt 50% thì cũng còn thu nhập từ 6-8 triệu đồng, hộ chăm sóc tốt sẽ có tỷ lệ hao hụt thấp, thu nhập cao hơn. Đây là khoản thu nhập đáng kể của nông dân, nhất là đối với hộ nghèo, khó khăn.

Kinh nghiệm của nông dân nuôi cá ruộng cũng như nuôi cá trong vèo là muốn bán có giá, lợi nhuận cao thì phải thu hoạch trước thời điểm bơm nước sạ lúa Đông xuân, nếu không thu hoạch kịp thì cho cá về mương chứa lại, đợi cá đồng ngoài thị trường hiếm thì xuất bán. Cách làm này đã được nhiều hộ nuôi cá trên ruộng áp dụng cho hiệu quả cao. Riêng các hộ nuôi cá trong vèo cũng neo lại đợi hết cá đồng ngoài thị trường hoặc dịp tết mới xuất bán, giá có thể tăng gấp đôi lúc bình thường.

Mặc dù nuôi thủy sản trên ruộng và trong vèo cho hiệu quả kinh tế cao, nhưng diện tích này ở xã Trường Long A còn khiêm tốn so với diện tích đất lúa của xã gần 2.000ha (nhiều nhất huyện); diện tích mặt nước ao, mương, kênh rạch cũng không nhỏ. Vì vậy, huyện Châu Thành A sẽ có kế hoạch quy hoạch diện tích nuôi thủy sản ở xã này đến năm 2020 lên 320ha, giúp cho nhiều hộ dân áp dụng, nâng cao thu nhập kinh tế gia đình, góp phần giúp tăng trưởng kinh tế xã nhà.

 

Theo Báo An Giang Online

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập771
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại754,579
  • Tổng lượt truy cập93,132,243
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây