Học tập đạo đức HCM

Lúa Hè Thu đối mặt nhiều khó khăn

Thứ ba - 03/04/2018 09:39
Hiện đang vào giai đoạn xuống giống đợt 2 lúa Hè Thu- đây cũng là đợt xuống giống chính và phân bố tại hầu hết tại các địa phương trong tỉnh. Tuy nhiên, dự báo vụ lúa Hè Thu sẽ gặp nhiều khó khăn khi phải đối mặt với các loại sâu bệnh hại và tình hình thiếu nước trong mùa khô.

Tại Trà Ôn vừa qua, lúa Hè Thu được nông dân xuống giống tại các xã Hòa Bình, Thới Hòa, Xuân Hiệp, Trà Côn, Nhơn Bình, Hựu Thành.

Theo kế hoạch, lúa đợt này xuống giống khoảng 4.530ha. Các giống chủ lực được ngành chuyên môn khuyến cáo gieo sạ là: OM 4900, OM 5451, OM 4218, OM 6976, OM 6162…

Do đây là các giống lúa có khả năng chống chịu với hạn mặn và rầy nâu, sâu bệnh, đồng thời phẩm chất lúa tốt thường cho năng suất ổn định nên cũng được nhiều nông dân lựa chọn trong vụ này.

Vụ lúa Hè Thu năm nay, TX Bình Minh có kế hoạch gieo sạ 2.800ha. Do bố trí lịch thời vụ theo hướng xuống giống tập trung từng khu vực để né rầy nên đến thời điểm này bà con xuống giống được khoảng 400ha, tập trung ở xã Đông Thành.

Diện tích còn lại khoảng 2.400ha sẽ xuống giống đồng loạt ở các xã còn lại đến ngày 25/4.

Theo kế hoạch, vụ Hè Thu 2018 huyện Tam Bình xuống giống diện tích 14.938ha. đợt xuống giống chính từ giữa và cuối tháng 3 đến đầu tháng 4 với khoảng 14.000ha tại các xã Song Phú, Tân Phú, Phú Thịnh, Long Phú.

Ông Phan Văn Sang (ấp Phú Hữu Yên, xã Song Phú) cho biết: Vụ này chú xuống giống OM 5451.Giống lúa này đã gắn bó với nhiều nông dân đồng này qua nhiều vụ, vì năng suất khá cao và chống chịu tốt với các loại sâu bệnh cũng như sản xuất tốt trong điều kiện mùa khô hạn như vụ Hè Thu này.

Trong sản xuất lúa Hè Thu, rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá dự báo là đối tượng phát sinh với diễn biến phức tạp, có thể gây hại trên nhiều trà lúa, kết hợp với thời tiết nắng nóng khô hạn sẽ dễ gây ra hiện tượng cháy rầy.

Theo dự báo của Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam, từ tháng 3- 5/2018, sẽ có những đợt rầy di trú vào các thời điểm từ 26/3- 3/4, từ 27/4- 4/5 và từ 25/5- 1/6.

Để chăm sóc lúa và hạn chế tối đa tác hại của sâu bệnh, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở Nông nghiệp- PTNT) khuyến cáo nông dân những khu vực chuẩn bị xuống giống lúa Hè Thu 2018 cần theo dõi rầy vào đèn tại địa phương và xuống giống ngay sau cao điểm rầy di trú để đảm bảo việc xuống giống tập trung đồng loạt, né rầy hiệu quả theo từng cánh đồng, nhằm hạn chế thấp nhất sự phát sinh gây hại của bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá.

Thời gian xuống giống tốt nhất từ ngày 2- 7 hàng tháng (tương đương 17- 22 âl), không xuống giống trước hoặc sau khoảng thời gian như trên vì sẽ hứng trọn đợt rầy di trú, dẫn đến ruộng sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá.

Ngoài ra, người dân không nên xử lý hạt giống hoặc phun thuốc trừ rầy trong thời gian rầy di trú, vì khi đã phát hiện thì rầy đã chích hút, đẻ trứng và truyền bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá.

Bà con nông dân chỉ nên phun thuốc trừ rầy khi thật cần thiết (rầy nâu nở rộ ở tuổi 2-3 và đạt mật số trên 3 con/tép). Nhổ bỏ các bụi lúa nhiễm bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá ra khỏi ruộng để tránh mầm bệnh lây lan.

Theo Sở Nông nghiệp- PTNT, vụ Hè Thu 2018, toàn tỉnh dự kiến xuống giống 53.000ha.

Bên cạnh các giải pháp kỹ thuật như làm đất và vệ sinh đồng ruộng, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất thì cần quan tâm các đối tượng quan trọng như rầy nâu, sâu cuốn lá, chuột, ốc bươu vàng; các loại bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, bệnh đạo ôn, thối gốc, lem lép hạt,…

Do đó, ngành nông nghiệp tỉnh cũng khuyến cáo địa phương nâng cao vai trò quản lý địa bàn, đồng thời cử cán bộ kỹ thuật thường xuyên phối hợp với địa phương trong việc vận động, kiểm tra xuống giống và quản lý tốt các đối tượng dịch bệnh chủ yếu để bảo vệ lúa Hè Thu.

Vừa qua, Tổng cục Thủy lợi khuyến cáo các địa phương vùng ĐBSCL cần theo dõi sát diễn biến thời tiết, nguồn nước, đề phòng ảnh hưởng của xâm nhập mặn, bảo đảm cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và dân sinh.

Theo đó, Tổng cục Thủy lợi đề nghị ngành nông nghiệp ĐBSCL theo dõi chặt chẽ, khi độ mặn cho phép cần tranh thủ vận hành các công trình thủy lợi để lấy nước, tích trữ nước tối đa vào hệ thống kinh mương, khu trũng để phục vụ sản xuất, dân sinh trong thời gian xâm nhập mặn ảnh hưởng.

Việc xuống giống vụ Hè Thu phải phù hợp với điều kiện nguồn nước, hạn chế ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến cây trồng. Các vùng không chủ động cấp nước cần chờ có mưa mới xuống giống.

Nguồn: http://www.baovinhlong.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập212
  • Hôm nay77,363
  • Tháng hiện tại929,946
  • Tổng lượt truy cập92,103,675
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây