Học tập đạo đức HCM

Mạo hiểm trồng tiêu giống mới, nông dân Bình Phước hy vọng bội thu

Thứ năm - 05/04/2018 09:36
Trước thực trạng tiêu mất mùa, tình hình sâu bệnh diễn biến phức tạp cộng thêm giá tiêu xuống thấp vài năm trở lại đây, một số hộ dân ở huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước mạo hiểm trồng giống tiêu mới với hy vọng tiêu cho năng suất ổn định hơn.
mao hiem trong tieu giong moi nong dan binh phuoc hy vong boi thu hinh 1Tiêu giống mới phát triển khá mạnh, nhanh dài, quả nhiều và lá lớn hơn lá tiêu thường. (Ảnh: TTXVN)

Tại xã Tân Tiến, huyện Bù Đốp, một số hộ dân đang trồng giống tiêu Sri Lanka cho biết: giống tiêu này được lấy từ Campuchia, cho năng suất cao, mỗi trụ tiêu trưởng thành có thể thu từ 10kg tiêu khô trở lên, gấp 3-4 lần so với giống tiêu thường. Tuy nhiên, về khả năng chịu hạn, năng suất, chất lượng hạt tiêu về độ cay, nồng… chưa được cơ quan chức năng thẩm định.

Ông Trần Văn Cọp, ấp Tân Hoà, xã Tân Tiến là một nông dân dày dặn kinh nghiệm và đang ấp ủ phát triển giống tiêu mới. Sau khi mua giống tiêu Sri Lanka về trồng thử nghiệm, ban đầu ông chỉ trồng 40 trụ với giá 150.000 đồng/dây giống. Thấy tiêu phát triển nhanh, khoẻ, kháng bệnh tốt, ông đã phát triển thêm lên đến 400 trụ, đến nay số trụ tiêu chưa cắt dây đã cho trái.

Theo chia sẻ của ông Trần Văn Cọp, giống tiêu mới này khá đặc biệt nên ông chưa nắm rõ hết. Đi khảo sát thì ông thấy người ta trồng 5-7 năm cho trái rất nhiều, cho thu hoạch đều đặn, trong khi giống cũ hay bị chết.

Trên địa bàn xã Tân Tiến hiện có từ 20 đến 30 hộ trồng giống tiêu Srilanka này, có hộ trồng đến 400 trụ. Một số hộ cho kết quả khả quan, tuy nhiên nhiều hộ khác vườn tiêu bị chết khoảng 70% đến 80%.

Các chuyên gia nông nghiệp cho rằng thời gian để kiểm chứng năng suất cây trồng phải mất từ 3 đến 4 năm. Vài năm trở lại đây, nông dân huyện Bù Đốp và huyện Lộc Ninh đã được các cơ quan chức năng cảnh báo về một số giống tiêu mới, chưa được kiểm chứng vì không phù hợp với điều kiện tự nhiên tại địa phương.

Việc người dân huyện Bù Đốp mạo hiểm với giống tiêu Srilanka mà chưa biết hiệu quả lâu dài thế nào có nguy cơ dẫn đến mất mùa, ảnh hưởng tới phát triển kinh tế. Do đó, các cơ quan chức năng cần sớm có nhận định, khuyến cáo để nông dân yên tâm sản xuất./.

 VOV.VN

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập334
  • Hôm nay44,925
  • Tháng hiện tại218,160
  • Tổng lượt truy cập88,896,494
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây