Học tập đạo đức HCM

Nên cẩn trọng với ngô biến đổi gen

Thứ năm - 29/09/2016 20:21
Đó là khuyến cáo của đại diện Cục Trồng trọt, Bộ NN-PTNT tại hội thảo “20 năm thương mại hóa toàn cầu cây trồng công nghệ sinh học trên thế giới và thực trạng phát triển tại Việt Nam”.

Ông Dương Hoa Xô, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT kiêm Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học TP. Hồ Chí Minh cho biết, sau 20 năm cây trồng CNSH được thương mại hóa (1996-2015), đến nay tổng diện tích canh tác của cây trồng này ở 28 quốc gia trên toàn cầu đạt gần 2 tỷ ha, trong đó có 1 tỷ ha cây đậu nành, 0,6 tỷ ha cây bắp (ngô), 0,3 tỷ ha cây bông và 0,1 tỷ ha cây cải dầu, với tổng lợi nhuận của người nông dân ước đạt trên 150 tỷ USD. Theo đó có khoảng 18 triệu nông dân được hưởng lợi hàng năm (90% là nông dân ở các vùng nghèo tài nguyên thuộc các nước đang phát triển).

Các cán bộ khoa học làm việc trong phòng nuôi cấy mô tại Trung tâm CNSH TP. Hồ Chí Minh

Riêng trong năm 2015, 14 nước đã sử dụng cây trồng CNSH mang 2 hoặc nhiều đặc tính trong sản xuất nông nghiệp, trong đó có 11 quốc gia là các nước đang phát triển... Tại Việt Nam, đây là năm thứ 2 chúng ta thực hiện thương mại hóa các giống cây trồng CNSH, trong đó chủ yếu ngô. Các nước đang phát triển trồng nhiều hơn (54%) so với các nước công nghiệp (46%), năm thứ 4 liên tiếp và có xu hướng tiếp tục. Sự ra đời của công nghệ chỉnh sửa gen, không biến đổi gen CRISPR được đánh giá là một công cụ hiệu quả, đầy tiềm năng trong tương lai. Năm 2015 cũng có một sự kiện lớn là Chemchina mua lại Syngenta với 43 tỷ đôla, đồng thời DuPont và Dow sát nhập thành DowDuPont, thể hiện xu hướng tăng trưởng mạnh mẽ của cây trồng CNSH tại các nước đang phát triển.

Nhiều giống mới được nuôi cấy và lai tạo tại Trung tâm CNSH TP. Hồ Chí Minh

Hướng tới tương lai của CNSH trong nông nghiệp, ISAAA đã xác định chiến lược ba mũi nhọn quan trọng để tiếp tục thúc đẩy việc áp dụng các cây trồng CNSH như: Tỷ lệ áp dụng cao (90-100%) trong thị trường CNSH lớn hiện nay còn rất ít cơ hội cho việc mở rộng quy mô. Tuy nhiên, có một tiềm năng đáng kể ở các nước chẳng hạn như ngô CNSH với tiềm năng khoảng 100 triệu ha trên toàn cầu. Hơn 85 sản phẩm mới, tiềm năng hiện đang được tiến hành thử nghiệm: bao gồm ngô chịu hạn (Ngô sử dụng nước hiệu quả ở châu Phi) dự kiến sẽ được trồng ở châu Phi vào năm 2017, Gạo Vàng ở châu Á, chuối giàu năng lượng và đậu đũa kháng sâu bệnh ở châu Phi. CRISPR - công nghệ chỉnh sửa gien mới, đầy tiềm năng có những ưu điểm rõ rệt khi so sánh với công nghệ truyền thống như chính xác, tốc độ, ít chi phí và các quy định liên quan. Khi kết hợp với các tiến bộ khác trong khoa học cây trồng, CRISPR có thể làm tăng năng suất cây trồng theo phương thức “tăng cường bền vững” sử dụng 1,5 tỷ ha đất canh tác và đóng góp một phần quan trọng đối với an ninh lương thực toàn cầu.

Một góc vườn ươm của Trung tâm CNSH TP. Hồ Chí Minh

Ông Trần Xuân Định, Cục phó Cục Trồng trọt, Bộ NN-PTNT cho biết, trong giai đoạn (2006 - 2010), chương trình trọng điểm Nhà nước về phát triển và ứng dụng CNSH trong nông nghiệp với 90 nhiệm vụ khoa học công nghệ (78 đề tài và 12 dự án sản xuất thử nghiệm), trong đó có 35 đề tài kết thúc năm 2010.

Nhà nước đã đầu tư nhiều tỷ đồng từ các nguồn ngân sách Trung ương, địa phương cho các phòng thí nghiệm nghiên cứu CNSH của các viện nghiên cứu thuộc lĩnh vực nông nghiệp, các trung tâm CNSH, trung tâm giống các tỉnh, thành phố.

Trong giai đoạn (2010 - 2015) đã có 42 giống cây trồng nông nghiệp được tạo bằng công nghệ chỉ thị phân tử và công nghệ tế bào; 33 dòng cây trồng chuyền ghen; xây dựng quy trình sản xuất 8 chế phẩm sinh học phòng trừ tuyến trùng, nấm, vi khuẩn gây bệnh vùng rễ cây cà phê, hồ tiêu, bông vải, lạc, vừng, ngô; 5 loại chế phẩm sinh học sử dụng trong bảo quản, chế biến rau quả tươi, thực phẩm chế biến...

Khảo nghiệm giống ngô biến đổi gen tại Trung tâm Khảo, kiểm nghiệm giống vùng Nam Bộ

Theo ông Định, tổng diện tích trồng ngô trong năm 2015 trên cả nước đạt gần 1,2 triệu ha, năng suất trung bình đạt 44,8 tấn/ha. Tuy nhiên, ông Định cũng khuyến cáo: chỉ mở rộng diện tích gieo trồng giống ngô biến đổi gen ở những vùng trồng ngô trọng điểm, chịu áp lực cao về sâu đục thân, đục bắp, đục cờ và cỏ dại, nông dân có tập quán sử dụng thuốc trừ cỏ phun cho ngô ở giai đoạn 3-4 lá. Đồng thời, ở những vùng không chiu áp lực kể trên không khuyến cáo nông dân trồng ngô biến đổi gen mà sử dụng giống truyền thống để giảm chi phí, năng suất vẫn đảm bảo và vẫn đạt hiệu quả kinh tế cao.

“Sở NN-PTNT các tỉnh, thành phố cần xây dựng kế hoạch đưa giống ngô biến đổi gen vào sản xuất tại địa phương trên cơ sở quỹ đất và lợi thế của địa phương; kiểm tra, rà soát, đánh giá thời vụ và vùng gieo trồng phù hợp với đặc điểm giống ngô biến đổi gen; phối hợp xây dựng mô hình trình diễn để khuyến cáo nông dân nhân rộng ra sản xuất, tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn, tuyên truyền về giống ngô biến đổi gen nhằm nâng cao năng lực cho cán  bộ kỹ thuật, quản lý, các tổ chức kinh tế, xã hội và nông dân hiểu đầy đủ về giống ngô biến đổi gen để người dân sớm tiếp cận và sử dụng một cách hiệu quả giống ngô này. Đồng thời, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chất lượng giống ngô biến dổi gen phục vụ nhu cầu trên địa bàn”, ông Định đề nghị.

Thu hoạch ngô biến đổi gen tại An Giang

Theo ông Nguyễn Quốc Lý, Giám đốc Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng quốc gia vùng Nam Bộ, trong thời gian qua, trung tâm đã khảo nghiệm một số giống ngô biến đổi gen so với giống nền đều tăng. Cụ thể: ngô biến đổi gen kháng sâu đục thân cho năng suất từ tương đương tới tăng hơn 25% so với giống nền, tùy thuộc vào vào sự hiện diện và sức ép của sâu đục thân, đối với ngô biến đổi gen kháng thuốc trừ cỏ cho năng suất tương đương so với giống nền. Ưu thế của ngô biến đổi gen là giúp nông dân quản lý dễ dàng, hiệu quả cỏ dại, giảm chi phí sản xuất và công lao động. Tuy nhiên, ông Lý cũng cho rằng, ngô biến đổi gen chỉ thực phát huy hiệu quả ở một số vùng, vụ nhất định vì vậy cần duy trì tỷ lệ cân bằng giữa giống biến đổi gen và giống truyền thống trong sản xuất.

Quang Minh
Nguồn: kinhtenongthon.com

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập882
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại762,600
  • Tổng lượt truy cập93,140,264
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây