Học tập đạo đức HCM

Anh Sơn: Hướng tới sản xuất nông nghiệp an toàn

Chủ nhật - 18/09/2016 05:04
Xác định xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, thời gian qua, các địa phương trên địa bàn huyện Anh Sơn đã phát huy nội lực, khai thác tiềm năng, thế mạnh tạo bước đột phá để về đích.

Đa dạng mô hình

Về Cẩm Sơn (Anh Sơn) cữ này, hai bên con đường vào trung tâm xã phẳng lỳ, thẳng tắp, là những ruộng ngô, chè xanh ngút mắt. Bà con nông dân ở đây đang thu hoạch các loại rau xanh như bí, mướp, cà… chủ yếu nhập tại ruộng cho các thương lái. Ngoài 259,6 ha chè, trong đó chè kinh doanh 225,5 ha; cùng với cây ngô 155 ha, Cẩm Sơn rất chú trọng phát triển cây rau màu hàng hóa, hiện toàn xã có 64,5 ha diện tích tập trung vào hai vụ chính đông - xuân đây được coi là mục tiêu chính trong phát triển kinh tế ở Cẩm Sơn sau khi xã về đích nông thôn mới.

Mô hình trồng dưa lưới áp dụng công nghệ Israel (tưới nhỏ giọt) của ông Trương Văn Hòa ở xóm 2, xã Hội Sơn (Anh Sơn).
Mô hình trồng dưa lưới áp dụng công nghệ Israel (tưới nhỏ giọt) của ông Trương Văn Hòa ở xóm 2, xã Hội Sơn (Anh Sơn).

Ông Đậu Xuân Phú - Chủ tịch UBND xã Cẩm Sơn cho biết: Là 1 trong 2 xã về đích nông thôn mới đầu tiên của huyện Anh Sơn (tháng 7/2015), Cẩm Sơn xác định cần gắn mục tiêu NTM với phát triển nhanh và bền vững, phấn đấu để nâng cao chất lượng 19 tiêu chí nông thôn mới. Là địa phương có nhiều mô hình sản xuất được hình thành và duy trì bền vững trên địa bàn huyện Anh Sơn. Hiện xã Cẩm Sơn có tới 24 mô hình quy mô trang trại, gia trại.

Bên cạnh đó, ở Cẩm Sơn hình thành hàng trăm hộ buôn bán nhỏ lẻ, 25 điểm thu mua, trung chuyển thực phẩm, đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 15%/năm. Thu nhập bình quân đầu người của xã năm 2015 đạt trên 28 triệu đồng/người; hộ nghèo đến nay chỉ còn 11%  theo tiêu chí mới; 100% hộ dân trên địa bàn xã được trang bị các phương tiện nghe nhìn, 11/11 thôn có nhà văn hóa và quỹ khuyến học, tỷ lệ gia đình văn hóa đạt 88%, 9/11 thôn, bản đạt danh hiệu làng văn hóa, 2/3  trường học đạt chuẩn. Lĩnh vực an ninh, quốc phòng được tăng cường, giữ vững.  

Sản xuất nông nghiệp an toàn

Là 1 trong 3 xã phấn đấu về đích nông thôn mới cuối năm 2016, Hội Sơn thuộc vùng giáp ranh thị trấn Anh Sơn, có chiến lược phát triển nông thôn mới gắn vành đai công nghiệp đô thị. Những năm qua, để tạo cú hích trong phát triển, xã chọn mũi đột phá bằng xây dựng các mô hình kinh tế mới nhằm tạo dòng các sản phẩm nông nghiệp an toàn, chất lượng hướng đến thị trường.

Chị Phan Thị Lài ở xóm 4, xã Cẩm Sơn (Anh Sơn) chăm sóc ruộng mướp.
Chị Phan Thị Lài ở xóm 4, xã Cẩm Sơn (Anh Sơn) chăm sóc ruộng mướp.

Đến thăm quan mô hình trồng rau sạch trong nhà lưới theo chuỗi liên kết an toàn thực phẩm của hộ ông Trương Văn Hòa (xóm 2). Trong các khung lưới phủ kín màu xanh của cây dưa. Mô hình được đầu tư kinh phí trên 1,4 tỷ đồng, có hệ thống tưới nhỏ giọt công nghệ Isarel, bể ủ nguyên liệu. Sau 15 tháng gieo trồng, hiện mô hình đã cho ra thị trường những sản phẩm đầu tiên với giá bán lẻ 65.000 đồng/kg. 

Đàn bò hàng trăm con của gia đình anh Thái Văn Ninh (xóm 6, xã Cẩm Sơn)
Đàn bò hàng trăm con của gia đình anh Thái Văn Ninh (xóm 6, xã Cẩm Sơn).

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Hữu Dũng - Chủ tịch UBND xã Hội Sơn, cho biết: Xã đã ban hành kế hoạch về thực hiện xây dựng nông thôn mới năm 2016 gắn việc đầu tư xây dựng mô hình cho thu nhập cao và tổ chức cho cán bộ cùng một số hộ dân đi thăm quan, học tập mô hình hiệu quả cao ở các huyện Tân Kỳ, Nghĩa Đàn. Tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đem lại giá trị thu nhập cao trong sản xuất, cải tạo vườn tạp trong các hộ gia đình để đầu tư sản xuất có hiệu quả... 

Nhờ định hướng tốt và chỉ đạo kịp thời của Đảng ủy và chính quyền xã Hội Sơn, chỉ sau thời gian gần 3 năm, toàn xã đã hình thành trên 20 trang trại, gia trại chuyên sản xuất cây, con có giá trị kinh tế cao, ổn định. Điển hình như mô hình 10 ha sản xuất ngô 4 vụ trên đất bãi vệ xóm 2, bán ngô cây làm thức ăn cho bò sữa, cho thu nhập 62 triệu đồng/ha, tăng 15 triệu đồng/ha so với sản xuất ngô lấy hạt (45 triệu đồng/ha); mô hình trồng 10 ha ngô tăng vụ trên đất 2 lúa tại xóm Đồng Trương cho thu nhập khá ổn định; mô hình trồng cam sạch bệnh 4 ha tại thôn 10; mô hình trồng 150 cây thanh long ruột đỏ tại xóm 5, mô hình chăn nuôi tổng hợp tại xóm 4... với thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm/mô hình;... Theo lộ trình cuối năm 2016 này xã Hội Sơn hoàn thiện 19 tiêu chí để về đích nông thôn mới.

Đẩy mạnh phong trào

Năm 2016 , huyện Anh Sơn phấn đấu thêm 3 xã Hội Sơn, Đỉnh Sơn, Tào Sơn về đích nông thôn mới. Bình quân 1 xã tăng 1,5 tiêu chí, xã ít nhất tăng 1 tiêu chí, mỗi phòng, ban, đơn vị liên quan chỉ đạo 3 - 4 xã đạt tiêu chí ngành mình phụ trách, phấn đấu năm 2016 huyện đạt ít nhất 27 tiêu chí. Để đạt được kết quả đó, quan điểm của huyện là tăng cường sâu sát với nhân dân. 

Đường làng ở Cẩm Sơn đã được bê tông hoá toàn bộ.
Đường làng ở Cẩm Sơn đã được bê tông hoá toàn bộ.

Ông Nguyễn Hữu Sáng - Chủ tịch UBND huyện Anh Sơn cho biết:  Huyện thường xuyên yêu cầu các thành viên Ban chỉ đạo NTM bám sát cơ sở, tổ chức kiểm tra các xã trong phong trào xây dựng NTM, đặc biệt các xã về đích trong năm 2016, 2017. Đồng thời đề xuất, kiến nghị với tỉnh những khó khăn vướng mắc, nhất là việc phê duyệt bổ sung danh sách xã đạt chuẩn năm 2016 cho xã Tào Sơn.

UBND huyện đã chủ động ban hành chính sách khuyến khích các địa phương trong xây dựng nông thôn mới như hỗ trợ 20 triệu đồng/nhà để xây dựng nhà văn hóa thôn đạt chuẩn, hỗ trợ 20 triệu đồng xây dựng thiết chế VHTT đạt chuẩn, 100 triệu đồng/km đường bê tông nông thôn cấp C; 75 triệu đồng/bãi xử lý rác thải tập trung. Cùng với đó, huyện hỗ trợ khu chăn nuôi tập trung 30 triệu đồng/khu, trang trại thành lập mới 20 triệu đồng/ trang trại…

Từ chương trình xây dựng NTM, đời sống người dân Anh Sơn đã thay đổi rõ nét, xóa được đói, giảm được nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện từ 21,51% năm 2011, nay chỉ còn 15,3%. Điều đáng ghi nhận là qua xây dựng NTM, người nông dân đã thay đổi tư duy, biết tổ chức sản xuất, biết kinh doanh và đi lên bằng sức lao động, bằng tài nguyên của chính từng làng, từng xã, từng địa phương.

Thanh Thủy - Mai Liên
Nguồn: baonghean.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập596
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại862,421
  • Tổng lượt truy cập92,036,150
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây