Học tập đạo đức HCM

“Cây tỷ đô” không ra trái vẫn đổ xô trồng

Chủ nhật - 11/09/2016 21:18
Nhiều người ở Tây Nguyên đổ xô trồng mắc ca với hy vọng làm giàu nhưng không ít người đang lâm cảnh “bỏ thì thương, vương thì tội”
Sau nhiều năm trồng, không ít vườn mắc ca ở các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai đã tươi tốt nhưng lại chẳng ra trái. Nhiều người nghi ngờ do giống cây không bảo đảm chất lượng.
Chả thấy hiệu quả!
Ông Vũ Yên Bình (thôn 8B, xã Lộc Thành, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng) trồng xen với cây cà phê từ năm 2010 rồi chuyển dần sang chuyên canh mắc ca. Sau 3 năm, vườn mắc ca gần 1,5ha của ông lác đác đơm hoa. Ông nghĩ rằng cây sẽ cho trái nhiều trong những năm sau nhưng đến nay, cả vườn mắc ca chỉ cho trái lác đác. “Tôi hy vọng vườn mắc ca sẽ mang lại thu nhập để dưỡng già nhưng đến giờ vẫn không thấy hiệu quả gì” - ông Bình hoang mang.
Nhiều vườn cây mắc ca ở Tây Nguyên cho trái rất ít. Ảnh: ĐÌNH THI
Nhiều vườn cây mắc ca ở Tây Nguyên cho trái rất ít.
Bà Nguyễn Thị Thưởng - Chủ tịch Hội Nông dân xã Liên Hà, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng - nhớ lại: “Năm 2010, gia đình tôi đăng ký mua 100 cây giống mắc ca trồng khảo nghiệm. Lúc đó rộ lên chuyện “cây tỉ đô”, thấy cán bộ trồng, nhiều nông dân trong xã cũng đánh liều mua cây giống trồng. Giờ cây mắc ca không ra trái nhưng chặt bỏ thì không nỡ vì tiếc công sức đầu tư”.
Ông Trần Văn Thái - Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Liên Hà, cho biết toàn xã có 30 hộ trồng 22ha mắc ca. Trong đó, 10ha trồng khảo nghiệm không hiệu quả. Nguyên nhân vẫn chưa xác định do giống, khí hậu hay kỹ thuật trồng.
Trong khi đó, nhiều người trồng khẳng định do giống, bởi cây tăng trưởng tốt, không sâu bệnh thì chẳng lý do gì không ra trái. Ở Tây Nguyên hiện có rất nhiều nguồn cung cấp cây giống mắc ca với giá dao động 40.000 - 60.000 đồng/cây. Ngoài ra, nhiều hộ tự ươm giống để trồng và bán nhưng lại không được kiểm định chất lượng.
Ông Trần Văn N. - chủ một cơ sở ươm giống ở TP Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng - thừa nhận cách đây hơn một năm, số người tìm mua cây giống mắc ca rất nhiều. Thấy vậy, ông mua hạt về ươm gần 3.000 cây vừa trồng vừa bán nhưng cũng không biết chất lượng giống ra sao. Nhiều người khác cũng làm như ông.
Thả nổi chất lượng cây giống
TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk hiện có cả trăm vườn ươm cây giống mắc ca nhưng không được kiểm soát chất lượng. Chỉ trên đường Nguyễn Lương Bằng (khu vực gần Viện Khoa học Kỹ thuật nông - lâm - nghiệp Tây Nguyên) có gần 100 cơ sở bán cây giống mắc ca. Chủ một vườn ươm ở khu vực này cho biết từ đầu năm đến nay đã bán hơn 1.000 cây giống với giá 40.000 - 50.000 đồng/cây.
TS Trần Vinh - Phó Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật nông - lâm - nghiệp Tây Nguyên, nhận định lượng cây giống bán ra cho thấy vài năm trở lại đây, diện tích cây mắc ca đã tăng đột biến, trong khi chưa thấy dấu hiệu loại cây này sẽ phát triển bền vững. Đây là giống cây trồng mới, cần nghiên cứu thêm về đất đai, khí hậu, kỹ thuật, cây giống… để xác định có nên trồng hay không.
Theo TS Vinh, thị trường hiện có 2 loại giống là ghép và thực sinh (ươm hạt) nhưng viện đánh giá chỉ có giống ghép mới cho sản lượng cao và ổn định trong nhiều năm. Viện đã trồng thử nghiệm nhiều giống nhưng kết quả không đồng đều, có loại cho khoảng 10kg hạt/cây nhưng có loại chỉ 0,2 - 0,3kg. “Qua nhiều năm nghiên cứu, tôi thấy chất lượng giống quyết định năng suất cây mắc ca” - ông Vinh đúc kết.
TS Vinh cho biết nhiều cây giống giả đã xuất hiện. Trên đường Nguyễn Lương Bằng có gần 100 cơ sở kinh doanh cây giống mắc ca lấy thương hiệu Ea Kmát của Viện Khoa học Kỹ thuật nông - lâm - nghiệp Tây Nguyên, trong khi viện không cung cấp giống cho các vườn ươm này. Trong khi đó, không có cơ quan chức năng nào kiểm soát chất lượng cây giống ở các cơ sở ươm giống và hậu quả là người trồng phải gánh chịu.
Giá cây giống ngất ngưởng
Ông Nguyễn Trúc Bồng Sơn, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Lâm Đồng, cho biết mặc dù Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã khuyến cáo nhưng người dân vẫn tự ý tăng diện tích trồng cây mắc ca. “Việc đổ xô trồng bằng các loại giống trôi nổi, không rõ nguồn gốc khiến giá cây giống mắc ca cao ngất ngưởng, bất lợi cho người trồng” - ông Sơn lo ngại.
Theo Người Lao Động
 
 
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập571
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm570
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại861,936
  • Tổng lượt truy cập92,035,665
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây