Học tập đạo đức HCM

Phòng, trị bệnh dịch tả heo châu Phi

Thứ bảy - 17/11/2018 23:41
Dịch tả heo châu Phi (African Swine Fever - ASF) là một bệnh gây ra bởi 1 loài virus không phân nhóm (tương tự giữa Iridovirus và Poxvirus). Bệnh được đặc trưng bởi dấu hiệu sốt, sung huyết da, xuất huyết nội tạng và thường dẫn đến tử vong. Hiện, Tổ chức Thú y thế giới xếp bệnh nằm trong bảng A.

Đặc điểm

Loài mẫn cảm: Heo nhà, heo hoang dã.

Phân bố: ASF xảy ra ở hầu hết phía Nam châu Phi của Sahara. Bệnh lây lan đến châu Âu, Trung và Nam Mỹ và các nước Caribê. Hầu hết các trường hợp bệnh được khống chế sau các chương trình kiểm soát trên phạm vi rộng.

Đường truyền lây: Heo bị nhiễm thải một lượng lớn virus qua chất tiết, đặc biệt ở mũi họng. Thể cấp tính và á cấp tính, tất cả các chất tiết từ heo bệnh được xem như chất bị nhiễm, qua đó virus truyền lây rất hiệu quả giữa heo với nhau qua tiếp xúc. Virus được thải qua tinh dịch và có thể truyền lây bằng cách này. Rủi ro truyền lây qua phôi được xem như không đáng kể. ASF sống sót tốt ở hấu hết các điều kiện môi trường (2 - 3 tháng trong xác gia súc và chuồng nuôi). Nó có thể sống sót nhiều tháng trong thịt (3 tháng trong thịt muối, 6 tháng trong thịt hun khói, 18 tháng trong bột máu). Virus chịu được quá trình làm đông nhưng bị bất hoạt bởi nhiệt độ cao (600C trong 30 phút). Sự lây bệnh do ăn vào các sản phẩm từ heo bị nhiễm bệnh là con đường để virus truyền sang nơi khác.

Sự truyền lây gián tiếp qua xe cộ, nhân viên, quần áo… cũng cần chú ý.

Virus cũng truyền dọc qua ve, giống Ornitodonor.

 

Triệu chứng lâm sàng

Triệu chứng tương tự với bệnh dịch tả cổ điển. Tùy thuộc vào độc lực virus, bệnh có thể biến đổi từ thể mãn tính tới thể cấp tính với tỷ lệ bệnh cao và tỷ lệ chết cao (đạt đến 100%). Một số trường hợp có thể thấy toàn bộ số lượng lớn heo trong đàn chết.

Thể cấp tính: các triệu chứng như sốt cao (đạt đến 420C); Suy kiệt và bỏ ăn; Sung huyết và xanh tím (thấy như quầng đỏ) trên da, đặc biệt ở tai và mõm; Ho và gia tăng nhịp thở; Nôn ói và tiêu chảy (thỉnh thoảng ra máu); Xảo thai; Dịch tiết từ mắt và mũi; Tử số sau 1 - 2 tuần có thể đến 100% và những con sống sót là động vật mang trùng.

Thể á cấp tính: Tương tự thể cấp tính nhưng ít trầm trọng hơn. Có hiện tương xảo thai; Tỷ lệ chết giữa 2 - 7 tuần khoảng 30 - 70%

Thể mãn tính: Giảm cân; Sốt không có quy luật; Triệu chứng như viêm phổi; Viêm bao tim; Hoại tử và loét da; Tỷ lệ chết thấp nhưng bệnh kéo dài (trên 1 năm).

 

Bệnh tích

Các tổn thương gần như tương tự bệnh dịch tả cổ điển; nổi trội là xuất huyết: Chứng xanh tím trên da; Xuất huyết các cơ quan nội tạng: gan, lách, hạch bạch huyết, thận, thanh khí quản, bàng quan; Lách phì đại; Ứ dịch phù nề đường tiêu hóa, các xoang tự nhiên gây báng nước, viêm màng phổi, ứ nước xoang bao tim.

 

Chẩn đoán phân biệt

Bệnh dịch tả heo cổ điển (không thể phân biệt qua triệu chứng lâm sàng hay bệnh tích); Bệnh viêm quầng (heo son); Thương hàn heo; Tụ huyết trùng heo; Nhiễm độc Warfarin.

 

Các nguy cơ có thể lây nhiễm bệnh

Thịt heo nhập lậu và các sản phẩm khác từ heo.

Rác từ các phương tiện vận chuyển hàng không và tàu thủy.

Các sản phẩm sinh học.

Vật liệu chăn nuôi bị nhiễm.

Heo hoặc tinh dịch nhập lậu. 

Ve bị nhiễm mầm bệnh.

Kiểm soát

Hiện không có sẵn vaccine ASF.

Phòng ngừa bằng cách bổ sung chính sách nhập khẩu phải tiệt trùng rác thải và thức ăn thừa đến từ các nước đang có dịch qua đường thủy hay đường hàng không.

Chỉ có biện pháp diệt trừ bệnh bằng cách giết hủy gia súc bị nhiễm, vệ sinh tẩy rửa máng ăn, dụng cụ chăn nuôi, tiêu độc chuồng trại, giới hạn vận chuyển heo…

Diệt ve truyền bệnh.

Các trang trại cần áp dụng các biện pháp sau để giảm tối đa nguy cơ nhiễm bệnh: Không nuôi cùng lúc trong cùng khu vực, vừa heo nhà, vừa heo rừng vì heo rừng có thể là nguồn truyền bệnh; Nhập heo sạch bệnh có nguồn gốc rõ ràng; Tiêu hủy heo bệnh; Định kỳ tiêu độc chuồng trại bằng thuốc sát trùng (trung bình 1 - 2 tuần/ lần), khi có dịch xung quanh thì cần tiêu độc chặt hơn. Có thể dùng thuốc sát trùng Disina như sau:

- Sát trùng định kỳ chuồng trại: 1: 400 (2,5 ml/lít nước). Sát trùng chuồng trại khi có dịch: Có gia súc trong chuồng 1: 300 (3,3 ml/lít nước). Không có gia súc trong chuồng: 1: 200 (5 ml/lít nước).

- Tiêu độc hố sát trùng, tiêu độc xác chết: 1: 100 (10 ml/lít nước).

Diệt ve, côn trùng bằng các loại thuốc để tránh lây truyền bệnh: Thuốc diệt côn trùng: Bên ngoài chuồng trại dùng 25 ml/lít nước, phía trong chuồng trại dùng 5 ml/lít nước.

Diệt ve bằng Vime-Frondog: Hòa nước tỷ lệ 1/300 (1 ml thuốc + 300 ml nước) xịt nơi có ve, côn trùng. Phòng tái phát nên xịt 1 tháng/lần. Thuốc sử dụng được trên thú mang thai và cho con bú.

Hiện nay, bệnh dịch tả heo châu Phi đã lan sang Trung Quốc từ tháng 1/2018 và theo tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO), các ca bệnh được phát hiện cách nhau hơn 1.000 km. Bởãi vậy, dịch bệnh hoàn toàn có khả năng vượt qua biên giới lan sang các nước láng giềng bất cứ lúc nào, nếu không có biện pháp phòng ngừa thích hợp.

Theo: nguoichannuoi.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập83
  • Hôm nay36,919
  • Tháng hiện tại281,408
  • Tổng lượt truy cập92,659,072
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây