Đặc biệt từ sau Tết đến nay thời tiết nắng ráo, ẩm độ không khí thấp đã tạo điều kiện thuận lợi cho loài sâu này phát triển và nhân nhanh mật số.
Ông Trần Văn Kiệt ở xã Trinh Phú (huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng) cho biết, sâu đục trái cây có múi tái phát gây bất ngờ cho nhiều nhà vườn trồng bưởi, cam ở địa phương.
Trong khi đó, nhiều nhà vườn trồng cam sành, cam xoàn càng bất ngờ hơn khi vườn bị sâu đục trái tấn công gây rụng trái hàng loạt. “Nhà vườn bất ngờ vì trước đây loại sâu này ít tấn công trên cam. Triệu chứng gây hại của sâu đục trái trên cam dễ bị nhầm lẫn với triệu chứng do bọ xít gây ra nên việc phát hiện không kịp thời và phòng trừ không hiệu quả”, ông Võ Văn Thu ở HTX Trồng cây ăn trái Đại Đoàn Kết (huyện Kế Sách) chia sẻ.
So với triệu chứng gây hại trên trái bưởi, triệu chứng do sâu đục trái cây có múi gây ra trên trái cam rất khó nhận biết vì lỗ đục trên trái cam thường nhỏ như vết chích của bọ xít; lượng chất thải ra từ đường đục của sâu qua phần vỏ rất ít (do vỏ cam mỏng hơn so so với vỏ trái bưởi); trái cam bị sâu tấn công thường bị rụng sớm so với trái bưởi bị nhiễm sâu. Vừa khó phát hiện triệu chứng gây hại vừa dễ bị nhầm lẫn với sự gây hại của dịch hại khác, vừa thiếu kinh nghiệm phòng trừ khiến nhiều vườn trồng cam ở các huyện Kế Sách, Mỹ Tú (tỉnh Sóc Trăng), huyện Châu Thành và thị xã Ngã Bảy (tỉnh Hậu Giang) vất vả đối phó với sâu đục trái.
Ngành chuyên môn khuyến cáo nhà vườn áp dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ gồm: Cắt tỉa nhánh sau mỗi đợt thu hoạch tạo sự thông thoáng nhằm hạn chế bướm đến vườn; thường xuyên thu gom và tiêu huỷ các trái bị sâu đục để diệt sâu; bồi bùn trong mùa nắng để diệt nhộng với lớp bùn dày không quá 5cm; bao trái khi có điều kiện; tưới nước lên tán cây vào buổi chiều khi phát hiện bướm ra rộ để hạn chế bướm đẻ trứng (đối với vườn không bị bệnh loét vi khuẩn).
Thăm vườn thường xuyên, quan sát và xác định được thời điểm bướm xuất hiện; quan sát trên trái, nếu xuất hiện ổ trứng thì phun dầu khoáng để diệt trứng.
Trường hợp không phát hiện được bướm và trứng thì phun thuốc trừ sâu khi sâu non mới bắt đầu đục (chất thải từ lỗ đục mịn và có màu trắng). Sử dụng riêng lẻ và luân phiên một trong các hoạt chất sau: Emamectin benzoate, Permethrin, Clothianidin để phun; có thể phối hợp với dầu khoáng để tăng tính hiệu quả và hạn chế tính kháng thuốc của sâu.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;