Học tập đạo đức HCM

Sóc Trăng: Người nuôi tôm điêu đứng vì thường xuyên bị cúp điện

Thứ năm - 24/04/2014 04:44
Theo phản ánh của nhiều hộ dân ở xã Hòa Tú 1, huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng), nhiều tháng qua, tình hình điện tại địa phương rất thất thường, khiến cho cuộc sống sinh hoạt cũng như sản xuất của bà con gặp nhiều khó khăn, thiệt hại rất lớn nhưng ngành điện vẫn thờ ơ, không quan tâm giải quyết, khắc phục cho bà con.
Ông Nguyễn Quốc Nhặt (51 tuổi), ấp Hòa Tân, xã Hòa Tú 1 cho biết: Ở ấp Hòa Tân có trên 170 hộ dân, phần lớn là sản xuất nông nghiệp, cuộc sống của bà con còn nhiều khó khăn. Cả ấp có 2 đường dây điện, trong đó, khu vực nhà ông và bà con sinh sống được kéo điện theo chương trình kéo điện cho đồng bào Khmer, còn đường dây khác kéo theo chương trình của ngành điện. Khi có điện, bà con rất phấn khởi bởi có nhiều thuận lợi trong sản xuất cũng như trong sinh hoạt. Thế nhưng, niềm vui chưa trọn thì bà con phải gánh chịu nhiều bực mình vì sự quan liêu của lãnh đạo ngành điện.
 
Không có điện, người dân phải mua dầu chạy máy nổ để thổi quạt cho ao tôm, chi phí đội lên quá tốn kém.
 
Theo ông Nhặt, đã hơn 1 năm nay, điện bị cắt liên tục. Bình quân mỗi ngày bị cúp ít nhất cũng vài chục lần, thậm chí, 3-5 phút bị cúp một lần, cúp cả ngày lẫn đêm. Có nhiều hôm bị cúp điện suốt cả ngày. Việc cúp điện liên tục đã gây khó khăn, thiệt hại rất lớn cho bà con trong sinh hoạt và sản xuất kinh doanh.
 
Cụ thể, không có điện, bà con không thể xem tivi để cập nhật thông tin thời sự, kinh tế địa phương cũng như trong và ngoài nước; học sinh học bài phải dùng đèn dầu; điện chập chờn hay bị cúp liên tục cũng làm hư hỏng nhiều đồ dùng sử dụng điện như tivi, tủ lạnh, máy tính, đặc biệt là máy móc sản xuất nông nghiệp….Ông Nhặt than thở: “Không có điện, bà con chúng tôi khổ sở đủ bề. Có nồi cơm điện àm không nấu được cơm, có tivi mà không xem được, có tủ lạnh mà không có đá để dùng. Tôi nhất là các cháu học sinh, vào thời điểm này là mùa ôn thi cuối năm, trời nóng nực, muỗi nhiều, không có điện bật quạt, không có điện thắp sáng phải học trong ánh đèn dầu lọ mọ”. 
 
Riêng với các hộ nuôi tôm, không có điện thiệt hại không thể nào tính được. Ông Nhặt cho biết: “Gia đình tôi nuôi 1 ao tôm khoảng 4.000m2. Để đảm bảo cho tôm phát triển tốt phải có quạt tạo khí. Mỗi ao ít nhất phải có 2 dàn quạt. Nếu điện ổn định chì chỉ cần mua 2 chiếc mô-tơ là đủ. Nhưng do điện cúp liên tục, thường xuyên nên tôi phải mua máy nổ chạy dầu. Mỗi máy như vậy, ít nhất cũng phải 5 triệu đồng. Chạy một ngày, mỗi máy hết khoảng 8 lít dầu, tính giá hiện nay là 23.000đ/lít thì mỗi ngày chạy máy cũng hết 184.000đồng. Như vậy, 2 máy nổ mỗi ngày tôi phải chi ra khoảng 360.000đ tiền mua dầu, so với dùng điện thì chi phí cao hơn rất nhiều”.
 
Theo bà con nuôi tôm, do cần điện nuôi tôm nên một số hộ có vốn đã bỏ tiền mua bình hạ thế riêng cho gia đình nên điện của các hộ này không bị cúp như của bà con. Nhưng không phải người dân nào cũng có điều kiện hạ thế riêng vì chi phí quá cao. Theo ông Nhặt, cán bộ điện lực cho biết muốn có bình hạ thế riêng thì phải đầu tư trên 100 triệu đồng, trong đó bình hạ thế khoảng 30 triệu đồng, còn lại là cột điện, dây điện và công thợ lắp bình. Với giá này, người nông dân không thể nào đầu tư được, vả lại, theo nhiều người hiểu biết về ngành điện, chi phí như vậy là quá cao so với thực tế chỉ khoảng trên dưới 70 triệu đồng.
 
Nhiều gia đình phải mua điện của tư nhân với giá cao ngay dưới đường dây điện nhà nước trang bị cho dân.
 
Trong khi đó, bình hạ thế của ngành điện do có nhiều hộ cùng sử dụng nên luôn bị cúp điện vì quá tải. Theo lý giải của bà con, trước đây ít bị cúp điện vì ngành điện dùng CP (thiết bị như cầu dao điện) ở cột hạ thế loại công suất cao, nhưng sau đó thay bằng CP loại công suất nhỏ nên nếu bà con sử dụng nhiều thì CP tự động cúp điện.
 
Cũng do sử dụng điện chạy quạt nuôi tôm nhiều nên xẩy ra tình trạng quá tải nên ngành điện không cho bà con kéo điện chạy quạt mà chỉ cho sử dụng trong sinh hoạt bằng cách điện lực thay cầu chì loại nhỏ, ai dùng điện chạy quạt thì cầu chì bị đứt ngay. 
 
Ông Đoàn Nguyễn (61 tuổi) cũng nói: “Ngành điện quá quan liêu. Điện luôn bị  chập chờn gây thiệt hại cho bà con đủ thứ nhưng kêu mãi mà họ không khắc phục”.
 
Theo ông Trương Hoàng Khai, Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Tú 1: “Nuôi tôm vẫn là kinh tế chủ lực của phần lớn hộ dân ở đây. Toàn xã có trên 2.000 hộ nuôi tôm nên nhu cầu sử dụng điện rất cao. Thế nhưng điện luôn bị cúp khiến cho sinh hoạt, sản xuất của bà con bị ảnh hưởng nhiều. Một thực trạng buồn là dù người dân đã vào điện, ở ngay dưới đường dây điện nhưng nhiều hộ dân vẫn phải mua điện của những hộ có bình hạ thế riêng. Chúng tôi cũng nhiều lần đề nghị với ngành điện nhưng chưa được giải quyết”.
 
Theo ông Nguyễn Đoàn, để có điện chạy quạt nuôi tôm, “nhiều hộ dân phải chấp nhận mua điện của các hộ có bình hạ thế riêng với giá từ 3.000-3.500/kW điện, cao gấp đôi so với giá của ngành điện nhưng vẫn phải mua vì dù sao cũng còn rẻ hơn là chạy máy dầu”./.
 
                                                                                                Xuân Huỳnh
Nguồn: kinhtenongthon.com.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập339
  • Hôm nay53,765
  • Tháng hiện tại884,492
  • Tổng lượt truy cập92,058,221
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây