Học tập đạo đức HCM

Tây Nguyên trúng đậm sầu riêng

Chủ nhật - 10/09/2017 08:56
Nông dân các tỉnh Tây Nguyên đang bước vào mùa thu hoạch sầu riêng với tâm lý phấn khởi bởi mùa vụ năm nay, sầu riêng đang trúng đậm.
 

Mùa vụ năm nay, bà con nông dân Tây Nguyên vui mừng vì sầu riêng được mùa, được giá.

Hiệu quả cao

Theo khảo sát của chúng tôi, hiện trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, sầu riêng có giá trung bình 45.000 - 50.000 đồng/kg, cao hơn năm trước 5.000 -7.000 đồng/kg, sầu riêng loại 1 có giá 47.000 - 52.000 đồng/kg (năm 2016 chỉ 35.000 - 40.000 đồng/kg). Không chỉ vậy, năm nay bà con còn vui mừng hơn khi sầu riêng được mùa lớn,tỷ lệ đậu quả cao.

Ghé thăm vườn sầu riêng của chị Nguyễn Thị Thanh, thôn Hòa Thành, huyện Krông Pắk (Đắk Lắk), chúng tôi được “mục sở thị” những trái sầu riêng lúc lỉu trên cành. Chỉ tay về phía những cây sầu riêng trĩu quả, chị Thanh cho biết: “Trung bình mỗi cây sầu riêng này cho thu hoạch tới gần 2 tạ quả đấy các anh ạ. Tính ra mỗi cây cho thu khoảng 3,5 triệu đồng. Năm nay sầu riêng được mùa, giá lại cao nên nông dân chúng tôi rất phấn khởi”.

Niềm vui ấy, không riêng gì chị Thanh mà nó được chia sẻ cho tất cả những người trồng sầu riêng ở Tây Nguyên. Anh Lê Quang Hùng, xã Ea Tar, huyện Cư M’gar (Đắk Lắk) không giấu nổi niềm vui khi dẫn chúng tôi tham quan vườn sầu riêng của mình đang thu hoạch. Anh Hùng chia sẻ: “Lúc đầu do chưa có kinh nghiệm chăm sóc nên cây bị sâu bệnh, năng suất rất thấp. Sau khi được trang bị kỹ thuật từ những lần tham quan các tỉnh miền Tây, cộng với nghiên cứu tài liệu sách báo nên năm nay vườn sầu riêng của tôi tỷ lệ đậu quả cao, không còn tình trạng cây bị chết, rụng quả non nữa. Nhà tôi có 83 cây, hiện tại đã thu hoạch được 40%, nếu thu hết chắc cũng được trên 10 tấn quả, với giá bán như hiện nay chắc chắn gia đình tôi thu về 400 triệu đồng”.

Chúng tôi theo chân ông Nguyễn Ngọc Sâm (phường An Lạc, thị xã Buôn Hồ) đến thăm vườn sầu riêng với gần 2ha, thoáng nghe mùi sầu riêng thơm phức. Ông Sâm cho biết, năm nay mặc dù thời tiết không thuận lợi, nhưng gia đình vẫn vui mừng vì sầu riêng được nhiều thương lái hỏi mua với giá trên 50.000 đồng/kg.

“Gia đình tôi trồng sầu riêng từ nhiều năm nay nhưng chưa bao giờ vui mừng như mùa thu hoạch này vì giá lên cao và tôi cảm thấy phù hợp với công sức đã đầu tư. Năm nay, gia đình ước tính thu được hơn cả tỷ đồng nhờ sầu riêng”, ông Sâm nói.

Các chuyên gia ngành nông nghiệp cho biết, trồng sầu riêng đúng quy trình, sau 3-4 năm tuổi cho thu hoạch, 5-7 năm tuổi đạt năng suất ổn định. Nắm vững và làm chủ kỹ thuật canh tác, bình quân mỗi hecta trồng thuần có thể đạt 30-40 tấn quả/năm. Với giá bán bình quân 25.000 đồng/kg, người trồng đã có lãi. Để sầu riêng đạt năng suất cao, những năm qua bà con nông dân ở Tây Nguyên thường sử dụng giống chất lượng cao như: Dona, Monthoong, Ri6…

Cùng với rẫy sầu riêng gần đó, ông Đỗ Như D. (huyện Ea Hleo) cho biết, ông có hơn 500 cây sầu riêng trồng xen với cây bơ. Đây là giống sầu riêng Thái Lan nên được thương lái thu mua tận vườn với giá cao. “Người trồng sầu riêng khổ nhất là vào vụ mùa, thời điểm sầu riêng lên giá cao nên gia đình phải chia nhau canh giữ vì sợ kẻ trộm vào hái. Năm ngoái, thời tiết bất thường, hay mưa nên giá sầu riêng xuống thấp khiến nhiều người lao đao, người nông dân chỉ mong sao tới mùa thu hoạch giá cả thuận lợi như thời điểm này để ai cũng có đồng ra đồng vào”, ông D. cười.

Chị Bùi Thị Hạnh, chủ vựa thu mua sầu riêng ở chợ đầu mối Tân Hòa, TP. Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) cho biết: “Năm nay sầu riêng được mùa, giá lại cao nên những người đi thu mua sầu riêng như chúng tôi gặp nhiều thuận lợi, nông dân cũng phấn khởi mà chúng tôi xuất đi cũng dễ dàng. Chỉ riêng địa bàn tỉnh Đắk Lắk hàng ngày chúng tôi thu mua hàng chục tấn”.

Chị Nguyễn Thị Lan, chủ vựa thu mua trái cây và bán cây giống trên địa bàn thị xã Buôn Hồ, cho biết, năm nay người dân được mùa sầu riêng nên cánh thương lái cũng rất vui. Hiện, phía sau vườn nhà chị Lan cũng có 1ha trồng sầu riêng hột lép, thu được hơn 300 triệu đồng.

Theo chị Lan, sầu riêng hột lép được người miền Nam và các nước Đông Nam Á ưa chuộng nên giá bán ra rất cao, khoảng 50.000 - 54.000 đồng/kg. 

Tuy nhiên, trong niềm vui được mùa được giá, chị Lan vẫn có chút băn khoăn: “Giá sầu riêng lên cao, tôi cũng mừng cho nông dân, còn thương lái chúng tôi thì phải tranh thủ thời gian thu mua để đủ số lượng xuất hàng qua nước lân cận với giá đã ký với các đối tác”.

Một số thương lái tại Krông Năng cho biết, họ phải vào các vườn sầu riêng quen biết để thu mua. Sau khi đặt cọc, các thương lái đến thu mua sầu riêng rồi mang về bán lại cho các đại lý lớn. Các đại lý này thường gom 5-10 tấn mỗi ngày để chuyển hàng đi nơi khác.

Tiềm năng lớn

Hiện, ở Tây Nguyên sầu riêng được đánh giá là một trong những cây trồng cho thu nhập cao, nên diện tích tăng lên đáng kể. Theo Sở Nông nghiệp và PTNT Đắk Lắk, hiện trên địa bàn tỉnh có khoảng 3.000ha sầu riêng (tăng gần 300ha so với năm 2016). Cây sầu riêng tập trung chủ yếu tại các huyện Krông Pắk, TP. Buôn Ma Thuột, Cư M’gar, Ea Kar, Krông Buk, Cư Kuin…

Tại Đắk Nông, diện tích sầu riêng có khoảng hơn 1.000ha, trong đó sầu riêng trồng tại Đắk Mil có diện tích và năng suất vượt trội so với các địa phương khác.

Lâm Đồng cũng có hàng ngàn hecta sầu riêng, trong đó huyện Đạ Huoai được coi là “thủ phủ” cây sầu riêng của tỉnh, toàn huyện hiện có 2.000ha, năng suất trung bình 9 tấn/ha, chủ yếu trồng những loại giống cao cấp như: Monthoong, Ri6, Dona…

Sầu riêng là cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, được trồng nhiều tại khu vực Tây Nguyên, Nam Bộ... Trong đó, do có khí hậu đặc thù nên sầu riêng ở Tây Nguyên thường chín lệch vụ so với những vùng còn lại. Tuy nhiên, nhờ sáng tạo của bà con, sầu riêng từ cây trồng xen canh trở thành giống cây chủ lực, mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng, thậm chí, hàng tỷ đồng cho nhiều hộ gia đình.

Trong những năm gần đây, giá sầu riêng tăng mạnh nên bà con nông dân các tỉnh Tây Nguyên đầu tư vào trồng nhiều, vì vậy ngoài cà phê, hồ tiêu, cao su, bơ… thì sầu riêng đang dần trở thành cây chủ lực tại khu vực này. Tuy nhiên, người dân cũng nên cân nhắc khi mở rộng diện tích ồ ạt để tránh tình trạng cung vượt quá cầu như nhiều loại cây trồng trước đây.

Bá Thăng/kinhtenongthon.com.vn


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập345
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại863,839
  • Tổng lượt truy cập92,037,568
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây