Theo Sở NN-PTNT Sơn La, toàn tỉnh đã có trên 1.300 ha cà phê chè (Arabica) bị cháy và ảnh hưởng vì sương muối, nhiều nhất ở các huyện Thuận Châu, Mai Sơn, TP Sơn La, chiếm tới hơn 10% trên tổng số 11.000 ha cà phê của tỉnh. Đây là lần thứ hai trong vòng 14 năm, Sơn La lại hứng chịu đợt sương muối nặng như vậy.
Sở đã có giải pháp cụ thể với diện tích cà phê bị sương muối: Nhanh chóng tiến hành cưa ngang gốc (cách chỗ bị sương muối 12 - 13 cm), sau đó chăm sóc cho cây nảy chồi, 2 năm sau cây sẽ cho thu hoạch lại.
Với vùng bị nhẹ, cắt cách chỗ bị sương muối 10 - 14 cm rồi chăm sóc tiếp, năm sau có thể cho thu hoạch bình thường. Với những cây cà phê mới trồng, có thể tiến hành vùi xuống đất sau khi hết sương muối bới lên cây vẫn phát triển bình thường. Đặc biệt chú ý phải khôi phục lại cây che bóng và rừng chắn gió vành đai.
Rét cũng ảnh hưởng tới cà phê ở các tỉnh Tây Nguyên như Đăk Lăk, Lâm Đồng, Gia Lai và Kon Tum. Cà phê bị rụng lá, hoa không nở hết đồng thời gió to làm hoa và lá trút mà người dân gọi là “cúm cà phê”.
Bên cạnh đó, tình trạng thiếu nước đang diễn ra khá trầm trọng. Tháng 3 vẫn là thời điểm ít mưa trên cả nước, đặc biệt khu vực Tây Nguyên phổ biến ở mức thấp hơn so với trung bình nhiều năm, với tổng lượng mưa tháng phổ biến dưới 10 mm. Hiện Tây Nguyên chỉ đủ lượng nước tưới cho 60% diện tích trồng cà phê, còn 40% đang phải chịu nguy cơ thiếu nước.
Như vậy với những đợt sương muối tại Sơn La, “cúm cà phê” và hạn hán tại Tây Nguyên sẽ khiến cho sản lượng cà phê Việt Nam niên vụ 2014-2015 giảm đáng kể so với niên vụ trước. Năm 2013 do tác động thời tiết, sản lượng giảm và xuất khẩu cà phê nhân của VN giảm 24,8% so với năm 2012.
Theo Nông nghiệp Việt Nam
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới
Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố