Học tập đạo đức HCM

Trồng sắn trên đất lúa thiếu nước

Thứ năm - 14/12/2017 02:41
Diện tích sắn năm 2016 ở tỉnh Tây Ninh là 61.600ha, năng suất bình quân hàng năm đạt 30 - 32 tấn/ha và là tỉnh có năng suất cao nhất cả nước.

uy vậy, sản xuất sắn của tỉnh đang phải đối mặt với những thách thức mới, đó là:

- Chưa có bộ giống sắn có năng suất cao, chất lượng tốt, thích hợp cho các vùng trồng sắn của tỉnh; các giống sắn cũ như KM 94, KM 60, KM 98-5 đang bị thoái hóa và nhiễm sâu bệnh hại rất nặng.

- Biến đổi khí hậu tạo ra thời tiết cực đoan cùng với canh tác sắn bừa bãi dẫn đến thoái hóa đất; dịch hại chổi rồng, rệp sáp bột hồng và bệnh khảm lá virus (CMD) liên tục xuất hiện, gây hại nghiêm trọng đến sản xuất.

- Công nghệ chế biến lạc hậu gây ra ô nhiễm môi trường, sản phẩm chế biến có giá trị thấp; chưa giúp cây sắn đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.

- Giá cả không ổn định, thị trường xuất khẩu yếu, lệ thuộc vào nước ngoài; thiếu chính sách bảo hộ cho nông dân trồng sắn ở vùng sâu, vùng xa.

- Một số diện tích đất trồng lúa bị thiếu nước, do vậy phải chuyển đổi sang những cây trồng mới phù hợp hơn.

Nhằm giúp cho nông dân trồng sắn của Tây Ninh phát triển các mô hình trồng sắn trên đất chuyển đổi đất lúa thiếu nước theo hướng bền vững, đạt năng suất và hiệu quả cao, giảm rủi ro, Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc (Viện KHKT nông nghiệp miền Nam) đã thực hiện dự án “Xây dựng và nhân rộng mô hình trồng giống sắn mới và thâm canh bền vững tại vùng nguyên liệu của nhà máy chế biến”.

Mô hình được thực hiện trên 30 hộ nông dân với tổng diện tích là 25ha trên đất xám thuộc xã Ninh Điền, huyện Châu Thành; sử dụng các giống sắn mới HL- S10, HL- S11.

Kết quả đánh giá sơ bộ mô hình tại một số hộ nông dân cho các ưu điểm sau:

- Mô hình trồng sắn trên đất chuyển đổi đất lúa thiếu nước giảm được công lao động làm cỏ vì cây sắn phát triển nhanh vào giai đoạn đầu mùa mưa trên ruộng lúa, do vậy hạn chế được cỏ dại phát triển; ít tốn công làm cỏ và xử lý thuốc bảo vệ thực vật.

- Mô hình còn có ưu điểm là giảm được ô nhiễm môi trường và một số dịch hại trên cây sắn như rệp sáp bột hồng, nhện đỏ…

Năng suất sắn trong mô hình đạt trung bình 31 tấn/ha với giá bán tại thời điểm thu hoạch là 1.400 đồng/kg (tháng 8/2017), thu được 43,4 triệu đồng/ha. Sau khi trừ chi phí khoảng 22 triệu đồng/ha (tính toán đầu tư của nông hộ) thì lãi ròng của 1ha trồng sắn trong mô hình khuyến nông đạt 21,4 triệu đồng/ha cộng thêm 1 vụ lúa thì 1ha lợi nhuận đạt 25 - 27 triệu đồng/ha. Trong khi mô hình cũ trồng 2 vụ lúa cho năng suất lúa của vụ đầu mùa mưa thiếu nước chỉ đạt khoảng 4,5 tấn/ha; và lợi nhuận ước đạt khoảng 4 - 6 triệu đồng/vụ.

Ngoài hiệu quả về kinh tế, mô hình trồng sắn trên đất chuyển đổi đất lúa thiếu nước còn mang lại hiệu quả đáng kể về mặt môi trường và xã hội: Thông qua mô hình, nông dân có cơ hội tiếp cận với giống mới, kỹ thuật canh tác bền vững đóng góp vào chương trình xây dựng nông thôn mới và phát triển vùng nguyên liệu bền vững cho các nhà máy chế biến tinh bột sắn...

Theo nongnghiep.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập325
  • Hôm nay37,008
  • Tháng hiện tại216,510
  • Tổng lượt truy cập90,279,903
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây