Học tập đạo đức HCM

Vụ ĐX 2013: Hải Dương thắng lớn và những điều cần bàn

Thứ ba - 18/06/2013 03:33
Vụ ĐX 2013, Hải Dương là một trong những tỉnh tiêu biểu vùng ĐBSH được mùa. Trên quan điểm của ông Nguyễn Hữu Dương, GĐ Sở NN-PTNT Hải Dương cũng như thực tế các địa phương, chúng tôi xin nêu một số bài học kinh nghiệm ở tỉnh này.

Xuân muộn lại thắng

Vụ ĐX 2013 diễn ra trong bối cảnh nhiều khó khăn vì mưa dầm kéo dài, đất không được cày ải, cộng với thời tiết ấm hơn mọi năm, xen kẽ rét muộn. Rét muộn cũng đã gây ra sự cố thiệt hại đáng kể của nhiều diện tích lúa BC 15 và một số giống mẫn cảm khác với mức độ nhẹ. Tuy nhiên đến thời điểm này, vụ ĐX  ở Hải Dương đã khép lại với kết quả được mùa lớn.

Theo báo cáo tổng kết của Sở NN-PTNT tỉnh Hải Dương, năng suất lúa bình quân toàn tỉnh đạt 64 tạ/ha, mặc dù giảm nhẹ so với vụ ĐX 2012 nhưng với khó khăn của vụ ĐX ấm, đây có thể xem là một thành công lớn so với các tỉnh khác. Đẩy tăng tối đa diện tích trà xuân muộn, khuyến cáo giữ đúng lịch thời vụ là yếu tố né được thiệt hại.

Với đặc thù có nhiều vùng SX cây vụ đông, chịu áp lực thời vụ rất lớn, cộng với tập quán của nông dân nên Hải Dương lâu nay vẫn được xem là tỉnh có truyền thống cấy sớm. Diện tích trà xuân sớm trước đây thường chiếm trên 20%. Huyện Bình Giang vốn không phải chịu áp lực thời vụ do không SX vụ đông, nhưng do thói quen của nông dân nên diện tích trà xuân sớm thường chiếm đa số.

Để thay đổi thói quen này, Sở NN-PTNT đã phải nhiều lần trích kinh phí cho nông dân Bình Giang sang các huyện cấy trà xuân muộn tham quan, tận mắt chứng kiến hiệu quả. Nhờ đó đến vụ ĐX 2013, từ chỗ có tới hơn 3.000 ha trà xuân sớm trước đây, Bình Giang đã chuyển 100% diện tích sang trà xuân muộn. Dù đất xấu nhất tỉnh, nhưng vụ ĐX 2013, Bình Giang lại dẫn đầu tỉnh về năng suất.


Dù được mùa nhưng nông dân vẫn không mặn mà tham gia CĐML

Cùng với việc kéo diện tích trà xuân muộn lên tới trên 90%, việc tuyên truyền, vận động nông dân cấy đúng lịch thời vụ là yếu tố thứ hai quyết định thắng lợi. Cụ thể, ngành nông nghiệp của tỉnh đã vào cuộc quyết liệt, kiên quyết chỉ đạo phải gieo mạ sau ngày 25/1. Nhờ đó, 90% diện tích lúa của tỉnh đều trỗ sau 30/4 nên hoàn toàn né được hai đợt rét muộn diễn ra vào giữa và cuối tháng 4/2013.

Ở huyện Kinh Môn, vụ ĐX 2013 gieo cấy hơn 1.600 ha lúa BC 15 theo đúng lịch thời vụ đã được mùa to, năng suất hơn 2,5 tạ/sào. Một số diện tích lúa BC 15 không đáng kể, gieo mạ không đúng lịch thời vụ vào đầu tháng 1, quả nhiên phân hóa đòng và trỗ đúng vào 2 đợt rét muộn nên thiệt hại nặng.

Cơ cấu giống: Không “tham bát bỏ mâm”

Dù là tỉnh “láng giềng” với Thái Bình - cái nôi của giống lúa BC 15 nên nông dân Hải Dương không lạ gì tiếng tăm của giống này. Tuy nhiên, điều lạ là vụ ĐX 2013, BC 15 không được đưa vào cơ cấu giống của tỉnh Hải Dương.

Ông Nguyễn Hữu Dương, GĐ Sở NN-PTNT Hải Dương thẳng thắn phân tích: “Ưu điểm của BC 15 thì ai cũng phải công nhận, nhưng là dân nông nghiệp lâu năm, không ai còn lạ gì về nhược điểm của giống này ở vụ xuân như đạo ôn, mẫn cảm với thời tiết lạnh... Vì thế chúng tôi không đưa giống này vào cơ cấu vụ ĐX vừa qua. Thế nhưng ở vụ mùa, mặc dù BC 15 bị thiệt hại rất lớn ở các tỉnh, nhưng Hải Dương vẫn đưa giống này vào cơ cấu giống và khuyến khích nông dân mở rộng diện tích”, ông Dương cho biết.

Không “tham bát bỏ mâm” về cơ cấu giống lúa đã giúp Hải Dương giảm được diện tích, tránh được thiệt hại đáng tiếc của giống này. Mặc dù vậy, cũng đã có khoảng 6.000 ha lúa BC 15 tràn vào Hải Dương trong vụ ĐX 2013 do nông dân tự mua giống ngoài thị trường về SX. Tuy nhiên, do đa số diện tích này được cấy vào trà xuân muộn nên thiệt hại không đáng kể.

Vụ ĐX 2013, Hải Dương là tỉnh dẫn đầu khu vực miền Bắc về năng suất lúa lai, đạt 77 tạ/ha. Mặc dù tốc độ tăng diện tích còn chậm, nhưng lúa lai sẽ vẫn là sự lựa chọn mà Hải Dương sẽ tiếp tục đẩy mạnh.

Giữ đất lúa: Cần quan điểm chính thức, nhất quán

Chất lượng gạo XK của nước ta đang thấp nhất khu vực, nên phát triển lúa chất lượng cao đáng ra phải đẩy mạnh ở vùng ĐBSCL để tăng chất lượng gạo XK, thay vì lúa chất lượng cao đang có xu hướng mở rộng diện tích ở vùng ĐBSH như hiện nay.

Đối với vùng ĐBSH, nếu cần đảm bảo an ninh lương thực tại chỗ, phải đẩy mạnh diện tích lúa lai để giữ hoặc tăng sản lượng, rút bớt diện tích đất lúa để chuyển sang cây trồng khác có giá trị cao hơn.

Như Hải Dương, phải tăng diện tích lúa lai lên ít nhất 30%, đạt khoảng 20 nghìn ha thay vì chỉ có 14 nghìn ha như hiện nay. Lúc đó, diện tích lúa thuần, lúa chất lượng cao chỉ cần khoảng 57 nghìn ha, rút bớt được khoảng 7.000 ha để có thể chuyển sang cây trồng khác có giá trị hơn, trong khi tổng sản lượng lúa toàn tỉnh vẫn sẽ được giữ nguyên hoặc tăng nhẹ ở khoảng 740 nghìn tấn.

“Ở Hải Dương, các huyện như Gia Lộc, Tứ Kỳ, Kim Thành... đã hình thành các vùng SX rau màu trị giá gấp hàng chục lần trồng lúa, vậy tại sao không nghiên cứu chuyển đất trồng lúa sang cây trồng khác có giá trị hơn?

Vấn đề giữ đất lúa, cần phải được hiểu không có nghĩa là cứ phải trồng lúa, mà có thể được phép chuyển sang cây trồng khác, miễn là sau này muốn quay lại trồng lúa thì vẫn có thể trồng được. Cơ quan TƯ cần phải có quan điểm chính thức, nhất quán để các địa phương hiểu rõ vấn đề này”, ông Nguyễn Hữu Dương nêu ý kiến.

CĐML: Không thể mãi “góp gạo thổi cơm chung”

“Hiện nay, đất công điền chỉ giới hạn 5% nhưng thực ra nhiều nơi không còn do bị trích ra làm các công trình công cộng. Trong khi đó, tỉ lệ dân bỏ ruộng đang ngày càng nhiều. Một số tư nhân ở Hải Dương hiện cũng đã tự thuê đất công điền làm CĐML. Tại sao không nghiên cứu rà soát lại số ruộng dân không có nhu cầu SX, để tăng diện tích đất công điền cho tư nhân thuê làm CĐML”, ông Dương đặt vấn đề.

Vụ ĐX 2013, Hải Dương tổ chức được 14 mô hình cánh đồng mẫu lớn (CĐML) với tổng diện tích 840 ha, tăng 6 mô hình so với vụ mùa 2012. Mặc dù tỉnh hỗ trợ 50% tiền giống và nhiều dịch vụ khác, tuy nhiên việc mở rộng mô hình CĐML đang vấp khá nhiều khó khăn, nông dân nhiều nơi không mặn mà, một số mô hình tự tổ chức nhưng tan rã.

Nguyên nhân cơ bản, vẫn là do việc tham gia CĐML với hàng trăm hộ nông dân khiến “trăm người trăm ý”. Dù tiết kiệm được nhiều chi phí, nhưng về cơ bản, CĐML vẫn là “góp gạo thổi cơm chung”.

Ông Nguyễn Hữu Dương cho rằng, một trong những hướng để có thể phát triển CĐML, chỉ có thể một cánh đồng một chủ mà thôi. Muốn thế, đất công điền cần phải được mở rộng hơn để tư nhân thuê đất SX dài hạn.

Nguồn:nongnghiep.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập328
  • Hôm nay51,038
  • Tháng hiện tại881,765
  • Tổng lượt truy cập92,055,494
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây