Học tập đạo đức HCM

Bão số 12 tăng cấp gây mưa lớn tới 450mm, tối nay bắn pháo hiệu cảnh báo dọc tuyến biển chịu ảnh hưởng

Thứ hai - 09/11/2020 07:36
Vào lúc 16 giờ ngày 9/11, vị trí tâm bão số 12 cách bờ biển các tỉnh từ Bình Định đến Ninh Thuận khoảng 230km về phía Đông với sức gió mạnh cấp 8-9, giật cấp 11. Dự báo, đến 4 giờ ngày 10/11, bão nằm ngay trên vùng biển các tỉnh từ Bình Định đến Ninh Thuận với gió mạnh cấp 9, giật cấp 12.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, vào lúc 16 giờ ngày 9/11, vị trí tâm bão số 12 ở khoảng 12,8 độ Vĩ Bắc; 111,6 độ Kinh Đông, cách bờ biển các tỉnh từ Bình Định đến Ninh Thuận khoảng 230km về phía Đông. 

Bão số 12 tăng cấp gây mưa lớn có nơi tới 450mm, tối nay bắn pháo hiệu cảnh báo dọc tuyến biển chịu ảnh hưởng - Ảnh 1.

Dự báo, đến 4 giờ ngày 10/11, vị trí tâm bão số 12 nằm ngay trên vùng biển các tỉnh từ Bình Định đến Ninh Thuận với gió mạnh cấp 9, giật cấp 12. Ảnh: Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia

Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (60-90km/giờ), giật cấp 11. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 140km tính từ tâm bão. Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 15-20km và có khả năng mạnh thêm. 

Đến 4 giờ ngày 10/11, vị trí tâm bão ở khoảng 12,7 độ Vĩ Bắc; 109,7 độ Kinh Đông, ngay trên vùng biển các tỉnh từ Bình Định đến Ninh Thuận. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-90km/giờ), giật cấp 12. 

Trong 12 đến 24 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 15-20km đi vào đất liền các tỉnh từ Bình Định đến Ninh Thuận, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, sau đó là một vùng áp thấp. 

Đến 16 giờ ngày 10/11, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở khoảng 12,7 độ Vĩ Bắc; 108,0 độ Kinh Đông, trên khu vực đất liền Tây Nguyên. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (dưới 40km/giờ). 

Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh từ cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): từ vĩ tuyến 11,0 đến 15,0 độ Vĩ Bắc; phía Tây kinh tuyến 113,0 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió giật mạnh. 

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 12 kết hợp với không khí lạnh nên từ nay đến ngày 12/11, ở các tỉnh từ Quảng Trị đến phía Bắc Khánh Hòa có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến 200-400mm/đợt, có nơi trên 450mm; Quảng Bình, phía Nam Khánh Hòa và khu vực Tây Nguyên có lượng mưa phổ biến 100-200mm/đợt.

Tại cuộc họp ứng phó với bão số 12 (bão Etau) sáng 8/11, ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, khoảng đêm ngày 11/11 đến rạng sáng ngày 12/11, sẽ có áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 13 và đi Biển Đông. 

Khoảng ngày 14/11, bão số 13 sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực Trung Bộ. Theo nhận định, bão số 13 sẽ đạt cường độ cấp 11 trên Biển Đông.

Bắn pháo hiệu đồng loạt dọc tuyến biển để cảnh báo

Để chủ động ứng phó với bão số 12 và mưa lũ sau bão, đặc biệt là áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão số 13 ảnh hưởng đến các tỉnh Bắc Trung bộ và Trung Trung bộ, ngày 9/11, Ban Chỉ đạo TƯ về phòng chống thiên tai đã có văn bản gửi Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh ven biển từ Thanh Hóa đến Ninh Thuận và các tỉnh khu vực Tây Nguyên và các đơn vị liên quan để chủ động triển khai các biện pháp ứng phó.

Ban Chỉ đạo TƯ về phòng chống thiên tai đề nghị Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố, các Bộ, ngành và các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện nghiêm túc Công điện số 36/CĐ-TW ngày 08/11/2020.

Đối với tuyến biển, bằng mọi biện pháp thông báo, hướng dẫn cho các tàu thuyền đang còn hoạt động trong khu vực nguy hiểm khẩn trương di chuyển, tránh trú đảm bảo an toàn. 

Chủ động triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho người và phương tiện, kể cả các tàu thuyền đã neo đậu tại khu vực tránh trú; lưu ý đối với các tàu vận tải biển, tàu vãng lai neo đậu ở các cửa sông đề phòng lũ lớn.

Chủ động dự trữ lương thực, nhu yếu phẩm, thuốc men trên các đảo và các khu vực có nguy cơ xảy ra ngập lụt, chia cắt; Tổ chức bắn pháo hiệu đồng loạt dọc tuyến biển khu vực chịu ảnh hưởng của bão vào tối ngày 9/11.

Trên đất liền, tổ chức chằng chống nhà cửa, chặt tỉa cành cây; có phương án đảm bảo an toàn cho người dân tại các nhà cao tầng, nhất là tại các nhà kính dễ xảy ra rủi ro khi bão đổ bộ.

Thông tin đầy đủ, kịp thời cho khách du lịch, nhất là khách quốc tế về diễn biến của bão bằng cả 2 ngôn ngữ Việt-Anh để chủ động phòng, tránh, hạn chế để du khách di chuyển hoặc ra đường khi không cần thiết trong thời gian bão đổ bộ.

Chỉ đạo, huy động lực lượng giúp dân thu hoạch lúa, hoa màu đã đến kỳ thu hoạch; Có phương án đảm bảo an toàn cho gia súc, gia cầm, nhất là đối với các trang trại, cơ sở chăn nuôi, tập trung tại khác khu vực có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt.

Tổ chức vận hành hồ chứa thủy lợi, thủy điện theo quy trình, đảm bảo an toàn công trình và hạ du; kiểm tra việc cung cấp thông tin tới chính quyền, người dân khu vực hạ du trước khi xả lũ theo quy định; đối với các hồ đã đầy nước cần chủ động điều tiết để đón lũ.

Tập đoàn điện lực Việt Nam tổ chức lực lượng thường trực đảm bảo an toàn hệ thống lưới điện, chủ động cắt điện khi bão đổ bộ đối với những khu vực có nguy cơ xảy ra rủi ro; kịp thời khắc phục sự cố trong mưa bão để sẵn sàng cấp điện trở lại phục vụ đời sống và sản xuất của người dân.

Khẩn trương khắc phục hậu quả tại các khu vực đã bị thiệt hại trong các đợt thiên tai trước đây; rà soát, có phương án đảm bảo an toàn cho người dân, lực lượng cứu hộ, cứu nạn tại các khu vực đã xảy ra lũ quét, sạt lở đất; sẵn sàng phương án sơ tán dân tại các khu vực có khả năng bị ảnh hưởng của các đợt thiên tai tiếp theo; đảm bảo vệ sinh, môi trường và các điều kiện sinh hoạt cho người dân tại các khu vực sơ tán tập trung, tránh xảy ra dịch bệnh.

Sẵn sàng kích hoạt hệ thống tin nhắn đến các thuê bao trong vùng bị ảnh hưởng của bão, mưa lũ để chủ động phòng tránh. Tăng cường thời lượng phát tin, truyền thông, phổ biến, hướng dẫn cho người dân kiến thức, kỹ năng phòng, tránh, giảm thiểu thiệt hại.

https://danviet.vn/bao-so-12-tang-cap-gay-mua-lon-toi-450mm-toi-nay-ban-phao-hieu-canh-bao-doc-tuyen-bien-chiu-anh-huong-20201109163148021.htm

Theo Khương Lực/danviet.vn



 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập95
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm90
  • Hôm nay11,889
  • Tháng hiện tại11,889
  • Tổng lượt truy cập92,389,553
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây