Học tập đạo đức HCM

Người trồng chè Kỳ Anh “chờ trời” để xuống giống vụ mới

Thứ sáu - 06/11/2020 03:30
Mưa kéo dài khiến vụ trồng chè ở các xã vùng thượng huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) chậm gần 1 tháng so với lịch thời vụ. Hiện nay, đất đã lên luống, cây giống đã sẵn sàng, người dân nóng lòng chờ thời tiết nắng ráo để xuống giống vụ mới.
63d4222943t46459l0

Chị Nguyễn Thị Thu Hường vun sửa lại diện tích đất trồng chè bị mưa san lấp

Tháng 10 hằng năm là thời điểm xuống giống chè vụ mới ở huyện Kỳ Anh. Tuy nhiên năm nay mưa kéo dài từ cuối tháng 9 đến tận đầu tháng 11, trong đó có những đợt mưa rất lớn nên thời vụ bị chậm, khiến người trồng chè rất nóng ruột.

Tại “vựa chè” Kỳ Trung (huyện Kỳ Anh), có hơn 10 ha đất đã được chuẩn bị sẵn sàng để trồng vụ mới. Bí thư Chi bộ thôn Đất Đỏ, xã Kỳ Trung Nguyễn Thị Thu Hường cho biết: “Năm nay, gia đình trồng mới 3 sào chè để thay thế diện tích cũ. 2 đợt mưa lớn cuối tháng 10 đã làm hư hỏng nhiều diện tích, gia đình đang tiến hành chỉnh sửa lại mặt bằng”.

63d4223436t50077l0

Với tình trạng đất trồng bị san lấp như thế này, người dân phải cày xới lại thì mới xuống giống được

Cũng theo chị Hường: thôn Đất Đỏ đăng ký trồng mới 2,2 ha, nhưng đến thời điểm này, bà con triển khai làm đất vượt kế hoạch với hơn 3 ha, đã chuẩn bị sẵn sàng cho vụ mới. Tuy nhiên do thời tiết không thuận lợi nên hiện nay tất cả đang phải... “chờ trời”!

Trước mắt, dẫu đất đai chưa khô nhưng bà con cũng đã ra đồng thu dọn, làm lại mặt bằng để chờ đất bớt độ nín là cải tạo lại lần nữa để ươm trồng vụ mới.

63d4224742t17491l0

Hơn 10 ha đất trồng chè của xã Kỳ Trung được người dân bỏ nhiều công sức chuẩn bị cho vụ mới, nhưng mưa lũ đã làm nén chặt.

Anh Nguyễn Tiến Thái - một người dân thôn Đất Đỏ cho biết: “Thời điểm này năm ngoái, chè trồng mới đã bén rễ, khi trời chuyển sang hanh khô thì cây đã cứng cáp để bắt đầu chống chịu thời tiết lạnh giá. Còn bây giờ, chúng tôi đang phải chạy đua với thời gian bằng cách thu dọn, chuẩn bị lại mặt bằng và tập trung nhân lực, chờ cho đến khi thời tiết thuận lợi mới khẩn trương xuống giống”.

63d4224735t86325l0

Lãnh đạo xã Kỳ Thượng kiểm tra cây giống được người dân đưa về chuẩn bị cho vụ trồng mới.

Tại xã Kỳ Thượng, do thời tiết không thuận lợi nên diện tích xuống giống năm nay khó đạt kế hoạch. Toàn xã có 4 ha đất đã chuẩn bị mặt bằng để trồng chè vụ mới.

Ông Lê Văn Nhu - thôn Phúc Độ cho biết: “Năm nay gia đình mạnh dạn đầu tư trồng mới gần 1 mẫu chè. Đất đã lên luống, bón phân, giống đã mang về hơn 2 vạn cây, tuy nhiên mưa nhiều nên không thực hiện được theo kế hoạch. Sáng nay (6/11), tôi thuê người ra làm lại đất nhưng mưa chưa ngớt nên lại phải chờ thêm thời gian nữa...”.

63d4230315t83806l0

Kiểm tra, phòng trừ các loại bệnh trên cây giống ở vườn ươm của Xí nghiệp Chè 12/9

Ông Nguyễn Đức Thiện - Phó Giám đốc Xí nghiệp Chè 12/9 (đóng tại xã Kỳ Trung) cho biết: “Thời tiết chưa thuận lợi nên hơn 70 vạn giống dự kiến cung ứng cho 6 xã vùng thượng Kỳ Anh và một số xã ở Hương Khê, Hương Sơn hiện vẫn chưa xuất khỏi vườn ươm”.

Cũng theo ông Thiện, với diễn biến thời tiết không thuận lợi như năm nay, việc xuống giống muộn sẽ ảnh hưởng tới khả năng chống chịu của cây chè, vì vậy càng đặt ra yêu cầu nghiêm ngặt về kỹ thuật trồng để hạn chế thiệt hại.

63d4224724t14892l0

Lãnh đạo xã Kỳ Trung thường xuyên kiểm tra, động viên người trồng chè sau 1 năm liên tục đối diện với khó khăn về thời tiết.

Phó Chủ tịch HĐND xã Kỳ Trung Nguyễn Thế Mạnh cho biết: “Xã đang chỉ đạo cán bộ phụ trách địa bàn theo dõi thời tiết và kiểm tra thực địa để cùng cán bộ Xí nghiệp Chè 12/9 hướng dẫn, hỗ trợ người dân tối đa trong quá trình trồng cũng như chăm sóc nhằm hạn chế rủi ro do thiên tai”.

Tổng diện tích chè huyện Kỳ Anh hiện đạt 497 ha, trong đó, 280 ha chè kinh doanh được sản xuất theo quy trình VietGAP; sản lượng chè búp tươi đạt 2.800 tấn/năm. Hiện huyện Kỳ Anh đang phấn đấu mỗi năm trồng mới khoảng 50 ha.

Theo Vũ Huyền/baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập242
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm239
  • Hôm nay48,529
  • Tháng hiện tại1,200,435
  • Tổng lượt truy cập88,555,505
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây