Học tập đạo đức HCM

Bệnh héo rũ Panama - 'Kẻ hủy diệt' chuối hàng loạt

Thứ hai - 13/07/2020 20:25
Sản xuất chuối toàn cầu đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi sự tái xuất hiện của Fusarium Wilt.

 chuối trị giá 400 triệu USD của Philippines, hiện là nhà cung cấp lớn thứ hai của thị trường toàn cầu sau Ecuador.

Bệnh cũng đang lan rộng và gây thiệt hại chủ yếu cho sản xuất chuối Cavendish ở Trung Quốc, là nhà sản xuất chuối lớn thứ ba trên thế giới sau Ấn Độ và Brazil. Phân tích rủi ro sơ bộ chỉ ra rằng sự lây lan của TR4 sang Châu Phi và Châu Mỹ chỉ là vấn đề thời gian.

Các vụ dịch TR4 lan rộng gần đây được báo cáo ở Oman, Jordan, Pakistan (đang được đánh giá) và Mozambique trong năm 2013 đã chứng minh mối đe dọa của nó là một bệnh xuyên biên giới, có tầm quan trọng đặc biệt đối với các nước sản xuất chuối lớn khác trên thế giới.

Hiện tượng xuyên biên giới này đe dọa không chỉ ngành công nghiệp xuất khẩu chuối trị giá hàng triệu USD, mà còn ảnh hưởng hàng triệu người dân ở các cộng đồng nông thôn, những người phụ thuộc vào chuối vì an ninh lương thực và sinh kế của họ.

Triệu chứng

Cây chuối bị nhiễm bệnh héo rũ Panama thường có hiện tượng vàng từ lá già lan dần lên các lá non, từ bìa lá lan vào gân lá.

Lá bị bệnh thường héo, cuống gãy và lá treo trên thân giả, đôi khi cuống lá cũng bị gãy ở phần giữa phiến lá.

Trên cây, các lá già bị héo khô quanh thân giả, chỉ còn một số lá đọt còn xanh và mọc thẳng, các lá đọt này có màu xanh nhạt hay hơi vàng hoặc bị méo mó, nhăn nheo, cuối cùng bị héo úa.

Một cây chuối đang có dấu hiệu nhiễm bệnh Panama. Ảnh: carbonbrief.

Một cây chuối đang có dấu hiệu nhiễm bệnh Panama. Ảnh: carbonbrief.

Cây bệnh chết nhưng thân không đổ, các bẹ ngoài bị nứt dọc. Cắt ngang thân giả sẽ thấy các bó mạch dẫn có màu nâu vàng. Cắt ngang củ chuối có các đốm màu vàng hoặc đỏ nâu và bốc mùi hôi.

Các triệu chứng lá của bệnh héo Fusarium có thể bị nhầm lẫn với bệnh héo Xanthomonas. Ở những cây bị ảnh hưởng bởi Fusarium, màu vàng và héo của lá thường tiến triển từ lá già đến lá non.

Ở những cây bị ảnh hưởng bởi Xanthomonas, sự héo có thể bắt đầu bằng bất kỳ chiếc lá nào và những chiếc lá bị nhiễm bệnh có xu hướng bám dọc theo phiến lá.

Phòng ngừa

Vì thuốc diệt nấm phần lớn không hiệu quả, có rất ít lựa chọn để quản lý bệnh héo rũ Panama.

Khử trùng đất bằng hóa chất methyl bromide làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc bệnh nhưng được phát hiện là có hiệu quả chỉ trong ba năm. Sau đó, mầm bệnh lại tái tổ hợp ngay ở các khu vực đã khử trùng.

Tiêm các cây chủ bằng carbendazim và kali phosphonate dường như cung cấp một số kiểm soát nhưng kết quả hiện vẫn chưa được kết luận. Xử lý nhiệt đất cũng đã được thử nghiệm ở Philippines nhưng mầm bệnh vẫn có khả năng tái sinh ở khu vực từng được xử lý.

Phát hiện sớm các triệu chứng tại hiện trường và chẩn đoán nhanh trong phòng thí nghiệm là một bước thiết yếu để loại trừ hoặc ngăn chặn sự bùng phát cuối cùng.

Chiến lược thực tế duy nhất để kiểm soát bệnh héo rũ Panama là sử dụng các giống kháng. Mặc dù nguồn kháng Foc 4 đã được tìm thấy ở các loài chuối hoang dã, nhưng không thể xâm nhập tính kháng này vào các giống thương mại hiện tại bằng cách nhân giống thông thường. Nguyên nhân chủ yếu do tính chất vô trùng của hầu hết các giống chuối đa bội.

Chuối biến đổi gen kháng bệnh được phát triển với sự cộng tác của các nhà khoa học ở Ugandan và Bỉ đã được báo cáo vào năm 2008, dự kiến sẽ trồng thử nghiệm ở Uganda.

Năm 1876, một căn bệnh gây khô héo chuối được phát hiện lần đầu tiên ở Australia. Năm 1890, người ta cũng quan sát thấy bệnh tàn phá các đồn điền chuối "Gros Michel" của Costa Rica và Panama. Bệnh sau đó phát triển thành dịch lớn vào những năm 1900 và được các nhà nghiên cứu mô tả là "nằm trong số các thảm họa nghiêm trọng nhất trong lịch sự nông nghiệp".

Mãi tới năm 1910, nấm sinh ra trong đất Fusarium oxysporum f.sp. cubense (Foc) mới được nhận diện là nguyên nhân tàn phá các vụ thu hoạch chuối ở Cuba.

Dương Châu/https://nongnghiep.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập169
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm165
  • Hôm nay47,065
  • Tháng hiện tại1,171,706
  • Tổng lượt truy cập88,526,776
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây