Học tập đạo đức HCM

Nắng nóng kéo dài, rau xanh tại các chợ dân sinh ở Hà Tĩnh “đắt đỏ”!

Chủ nhật - 05/07/2020 23:26
Nắng nóng gay gắt kéo dài trong thời gian qua đã khiến nguồn cung các loại rau xanh cho thị trường hạn chế, chi phí sản xuất lớn dẫn đến giá bán tại các chợ dân sinh trên địa bàn Hà Tĩnh đều tăng lên.
1 21

Người tiêu dùng Hà Tĩnh chủ yếu mua rau tại các chợ dân sinh trên địa bàn.

Theo thông tin từ các tiểu thương tại chợ TP Hà Tĩnh, giá rau xanh đã bắt đầu “nhích” lên và đạt mức cao trong hơn 3 tuần qua. Chị Nguyễn Thị Như – tiểu thương chợ TP Hà Tĩnh cho biết: “Các loại rau bán tại chợ hiện chủ yếu được mua từ thương lái ở các tỉnh phía Bắc hoặc TP Đà Lạt, chỉ một số ít là lấy tại các vùng rau lớn của tỉnh như: Tượng Sơn, Thạch Lâm (Thạch Hà), Đức Thọ… Thương lái nhập về với giá cao thì chúng tôi cũng phải tăng giá theo".

2 19

Rau tại các chợ dân sinh tại Hà Tĩnh chủ yếu được nhập từ các tỉnh miền Bắc, TP Đà Lạt.

Theo khảo sát của PV, tại nhiều chợ dân sinh như chợ Nghèn (Can Lộc), chợ Vườn Ươm, chợ Cầu Đông (TP Hà Tĩnh)... giá các mặt hàng rau xanh thời điểm này tăng trung bình từ 20 - 25% so với tháng trước.

Thậm chí, có nhiều loại rau, quả có mức giá tăng cao như: cà tím 20.000 đồng/kg, tăng 5.000 đồng; cà chua loại đẹp 25.000 đồng/kg, tăng 7.000 đồng/kg; hành lá 25.000 đồng/kg, tăng 10.000 đồng; xà lách 55.000 đồng/kg, tăng 10.000 đồng; rau bông ngót 10.000 đồng/bó, tăng 3.000 đồng...

3 14

Giá rau tăng khiến người tiêu dùng khó khăn hơn trong quá trình chi tiêu cho bữa ăn hàng ngày.

Lý giải nguyên nhân khiến giá rau xanh tăng mạnh, nhiều tiểu thương đều cho rằng, do thời tiết nắng nóng khiến các vùng rau lớn trong và ngoài tỉnh gặp khó khăn trong sản xuất. Cùng đó, vì nhiệt độ tăng quá cao làm quá trình chăm sóc, vận chuyển, bảo quản cũng tốn nhiều chi phí hơn nên giá cũng bị “đội” lên cao.

Bà Trần Thị Hương (xã Tượng Sơn, Thạch Hà) cho biết: “Nắng nóng kéo dài khiến việc chăm sóc của bà con nông dân hết sức vất vả, cây rau sinh trưởng chậm. Các loại rau chủ lực của vùng này như: mùng tơi, rau dền, mướp... bị ảnh hưởng, có nơi cháy lá, chất lượng giảm sút đáng kể. Hơn nữa, mật độ và số lần tưới trong ngày nhiều hơn làm chi phí đầu vào như: điện, thời gian tưới, nước… tăng lên, tác động không nhỏ đến giá rau”.

4 11

Vùng rau của xã Tượng Sơn (Thạch Hà) chịu ảnh hưởng nặng do nắng nóng, sản lượng giảm sút.

Dù đang ở giai đoạn nắng nóng, nhu cầu tiêu dùng rau xanh lớn nhưng theo chia sẻ của các tiểu thương kinh doanh mặt hàng này, hoạt động mua bán vẫn diễn ra kém sôi động.

Chị Đào Thị Xuân – tiểu thương chợ Vườn Ươm (TP Hà Tĩnh) cho biết: “Giá rau tăng cao lại gặp cảnh ế ẩm vì người mua vẫn không có mấy. Với lại bây giờ, giá thịt lợn vẫn chưa giảm nhiều, kinh tế chưa hồi phục sau dịch Covid-19 nên người dân cũng căn ke cho bữa ăn hằng ngày hơn. Nhập về giá cao, chi phí ban đầu lớn còn gặp thời tiết này làm rau dễ héo úa, hư hỏng, càng khó khăn với tiểu thương như chúng tôi”.

5 12

Hoạt động buôn bán rau của tiểu thương tại chợ TP Hà Tĩnh kém sôi động.

Rau xanh tăng giá không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động buôn bán của tiểu thương mà còn gây khó cho nhiều bà nội trợ trong quá trình cân đối chi tiêu, phục vụ cho bữa ăn hàng ngày.

Đang lựa chọn thực phẩm cho gia đình, chị Nguyễn Thu Hà (phường Thạch Quý, TP Hà Tĩnh) cho biết: “Rau xanh đợt này giá cao, tôi mua một ít xà lách về làm salad cho cả nhà mà đã mất hơn 25.000 đồng. Các loại thực phẩm khác cũng đang đắt đỏ khiến mình phải xoay xở nhiều hơn trong thời điểm này”.

6 8

Người tiêu dùng phải cân nhắc nhiều hơn khi mua rau phục vụ cho bữa ăn của gia đình.

Chị Phạm Mỹ Uyên (thị trấn Nghèn, Can Lộc) bày tỏ: “Bình thường, một bữa cơm thì tiền rau chỉ tốn hơn chục ngàn đồng, nhưng thời gian gần đây, giá rau xanh tăng mạnh nên khoản chi cũng bị đẩy lên. Thậm chí, một số loại rau phổ biến, đang ở chính vụ thu hoạch như: rau muống, rau ngót, rau dền… cũng tăng giá. Thời tiết tiếp tục nắng hạn thế này thì có lẽ giá rau chưa thể hạ “nhiệt” ngay được".

Theo Dạ Vũ/baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập429
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm425
  • Hôm nay71,163
  • Tháng hiện tại730,490
  • Tổng lượt truy cập93,108,154
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây