Đặc biệt, bệnh nặng ở những vùng có khí hậu nóng, khô hạn và chuyên canh cây khoai mì (cây sắn). Bệnh đã làm giảm đáng kể năng suất và chất lượng cây khoai mì, thậm chí không cho thu hoạch. Bệnh còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng nguồn giống khoai mì.
Dù bệnh cực kỳ nguy hiểm cho sản xuất, nhưng đến nay nhiều nông dân vẫn chưa rõ nguyên nhân và cách khắc phục loại bệnh hại này. Mùa khô năm 2020 rất nóng và khô hạn, vì vậy nguy cơ bệnh này phát dịch rất lớn trên cây khoai mì.
Triệu chứng, tác hại:
Tùy thời tiết và giai đoạn cây bị nhiễm mà thời gian phát bệnh sẽ khác nhau. Khi khoai mì bị nhiễm virus sớm thì cây có thể bị lùn. Lá cây bệnh có màu không đồng nhất (khảm, hoa lá), hoặc nhăn nheo, mép lá gợn sóng...
Giai đoạn đầu, nếu cây mang virus từ hom giống, hoặc bị nhiễm virus sớm ngay sau khi mọc, thì cây phát bệnh rất sớm. Khi cây đã lớn bị nhiễm bệnh, cây phát bệnh muộn hơn (do có sức đề kháng), hoặc không phát bệnh khi cây đã già. Cây phát bệnh càng sớm thì tác hại càng lớn, cây bệnh có củ nhỏ, với chất lượng kém, thậm chí không cho thu hoạch.
Tác nhân gây bệnh:
Bệnh xoăn khảm lá khoai mì do virus Sri Lanka Cassava Mosaic Virus (SLCMV) gây ra. Bệnh do virus gây ra nên phải có các côn trùng làm môi giới truyền bệnh.
Bệnh xoăn khảm lá khoai mì do bọ phấn trắng (Bemisia tabaci) truyền bệnh. Giai đoạn cây mới mọc, gặp thời tiết nắng nóng, ruộng vườn khô hạn, thì mật độ bọ phấn trắng sẽ tăng nhanh, là điều kiện lý tưởng để bệnh phát triển.
Trong tự nhiên, virus tồn tại trong hom giống, cây và củ cây bị bệnh còn sót trên đồng và một số cây ký chủ như cỏ, cây hoang dại… nên nguồn bệnh rất dồi dào.
Biện pháp quản lý:
Bệnh do virus gây ra nên hiện chưa có thuốc đặc trị. Tuy nhiên, chúng ta có thể quản lý bệnh qua con đường lây lan. Đồng thời, chúng ta phải áp dụng tổng hợp nhiều biện pháp sau đây:
- Vệ sinh tàn dư cây trồng vụ trước, nhất là những cây trồng là ký chủ của bọ phấn trắng và virus như cà, cà chua, bầu bí, khoai tây, thuốc lá... Vệ sinh các loài cỏ và cây dại là ký chủ của virus quanh bờ.
- Nên gieo trồng sớm và tập trung để khỏi lây lan bệnh cho nhau.
- Trong quá trình cất trữ giống, không để cây hom mọc mầm. Quản lý chặt chẽ sự xâm nhập của bọ phấn trắng lên cây hom giống.
- Sử dụng các giống kháng và sạch bệnh của các cơ sở cung cấp giống tin cậy.
- Giữ ẩm độ ruộng thích hợp, không để khô hạn.
- Nhổ và tiêu huỷ các cây bị bệnh, không vứt cây bệnh bừa bãi.
- Tránh bón thừa phân đạm, tăng cường các loại vi lượng bằng cách sử dụng phân bón lá TANO-601 để tăng khả năng chống chịu của cây.
- Theo dõi chặt chẽ mật độ bọ phấn trắng để phòng trừ kịp thời từ khi cây vừa mọc (vì đây là giai đoạn quyết định tỷ lệ cây bị bệnh và mức độ bệnh nặng hay nhẹ). Hiện nay loại thuốc phổ biến và có hiệu lực cao đối với bọ phấn trắng, đang được nông dân sử dụng mạnh là OSAGO 80WG.
Thuốc có thể dùng đơn hoặc phối hợp với dầu khoáng SK ENSPRAY 99EC để kéo dài thêm hiệu lực diệt bọ phấn và các loài sâu chích hút, cũng như nhện hại. Dầu khoáng là loại thuốc hoàn toàn không độc hại với con người và môi trường.
- Luân canh với cây trồng không phải là ký chủ của bọ phấn trắng và virus khi bệnh hại nặng.
TS Nguyễn Minh Tuyên/https://nongnghiep.vn/
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;