Học tập đạo đức HCM

Chủ động sản xuất cây rau giống vụ đông

Thứ sáu - 08/10/2021 11:53
Trong sản xuất vụ đông, nhiều địa phương thường sản xuất rau màu thương phẩm. Tuy nhiên, tại một số nơi, nông dân đã biết khai thác lợi thế để sản xuất cây giống. Việc chủ động trong sản xuất cây giống không chỉ góp phần đảm bảo đầu vào cho sản xuất, mà còn mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhờ chi phí ít, thời gian quay vòng sản xuất nhanh và thị trường tiêu thụ khá lớn.

Theo kế hoạch, vụ đông năm nay, HTX Dịch vụ Nông nghiệp Hoàng Hà xã Tượng Sơn, huyện Thạch Hà sản xuất 20 ha rau, củ, quả tập trung và khoảng 50 ha vườn hộ với các loại cây trồng chủ lực như: khoai tây, hành lá và một số loại rau ăn lá. Tuy nhiên do đợt mưa vào giữa tháng 9  nên bà con nông dân chưa thể triển khai làm đất gieo trỉa. Trong bối cảnh đó, do sở hữu 2 nhà lưới rộng 1.100 m2 nên HTX đã tiến hành ươm các loại giống hành lá, xà lách, và một số loại rau để chủ động sản xuất, cũng như có thể cung ứng ra thị trường và cho xã viên sản xuất.

1d8973a6 67c9 5c3a 4a1d 0a9720b3fa6c

Xã viên của HTX Hoàng Hà đang chăm sóc hành giống trong nhà lưới

Anh Bùi Văn Tuấn – Công nhân kỹ thuật HTX Dịch vụ Nông nghiệp Hoàng Hà, xã Tượng Sơn, huyện Thạch Hà cho biết: “Để đảm bảo chủ động và chăm sóc tập trung, HTX bố trí nhà lưới 500 m2 ở thôn Bắc Bình chuyên sản xuất giống xà lách và một số loại rau ăn lá; nhà lưới 600 m2 ở thôn Thượng Phú sản xuất giống hành lá và dùng một phần quỹ đất để tiếp tục trồng dưa lưới. Mặc dù, những ngày qua có mưa liên tục, song phía trong hai nhà lưới này, đất vẫn khô ráo, không bị tác động của thời tiết, cây giống phát triển tốt”.

Còn tại xã Vượng Lộc, huyện Can Lộc, nhiều năm qua thôn Hồng Lĩnh đã trở thành trung tâm sản xuất cây giống rau, củ, quả lớn nhất huyện Can Lộc. Sản phẩm cây giống của thôn Hồng Lĩnh không chỉ phục vụ các địa phương trong tỉnh mà còn vươn đến thị trường các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Bình. Năm nay cũng vậy, ngay từ đầu vụ, nhiều hộc dân tại đây đã tranh thủ thời tiết thuận lợi, nhanh chóng làm đất để gieo trỉa, nhiều diện tích đã có cây giống để kịp cung ứng cho thị trường nhằm đảm bảo thời vụ.

Gia đình chị Hoàng Thị Lan ở thôn Hồng Lĩnh có 5 sào làm rau giống, trong đó 2 sào trong vườn đã gieo trỉa từ cuối tháng 9 và đến nay đã có thể bán rau giống. Còn 3 sào ngoài đồng gia đình chị đang tập trung làm đất và gieo trỉa hạt giống. Với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chị Lan luôn hiểu được sản xuất vụ đông khó khăn nên đã chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết để né tránh những bất lợi do thời tiết gây ra. Theo chị Lan, trong làm rau vụ đông, khi làm đất phải làm luống cao để tránh ngập úng, rãnh thoát nước phải rộng. Khi có mưa to, cần kiểm tra, để tháo, thoát nước kịp thời. Đồng thời, cần phải dùng màng phủ ni lông phủ lên các luống đất trước khi gieo hạt nhằm giữ ẩm cho đất và diệt trừ cỏ dại. Sau khi gieo hạt xong, cây nẩy mầm, màng phủ ni lông sẽ được dùng để che phủ các luống rau nếu gặp thời tiết bất lợi xảy ra.

Không chỉ sử dụng các chân đất cao ở ngoài đồng mà người dân thôn Hồng Lĩnh còn tận dụng các diện tích có sẵn trong vườn nhà để sản xuất các loại cây rau giống. Được biết, hiện nay, toàn thôn có 100 hộ dân sinh sống nhưng đã có tới 70 hộ sản xuất các loại rau màu, hộ nhiều thì có diện tích từ  9 đến 10 sào,  hộ ít thì cũng gần 1 sào. Khác với những địa phương khác, trong vụ đông chủ yếu sản xuất rau thương phẩm thì phần lớn người dân ở thôn Hồng Lĩnh đã đầu tư để sản xuất cây rau giống như: Rau diếp, xà lách, cải bẹ, xu hào, xúp lơ cung cấp cho các thị trường trong và ngoài tỉnh. Trong sản xuất rau giống, mỗi chu kỳ là từ 10-15 ngày nên có thể xoay vòng sản xuất nhiều đợt.  Cũng chính vì thế, thu nhập của người dân tăng lên. Theo tính toán, cứ mỗi mỗi vụ rau, sau khi trừ mọi chi phí bình quân cho thu nhập từ 10 -15 triệu đồng trên mỗi sào. So với trồng lúa thì trồng rau cao gấp nhiều lần. chính nhờ vào nghề trồng rau giống, cuộc sống người dân nơi đây đã khấm khá hơn hẳn.

Việc gieo trỉa các loại rau giống để đảm bảo nguồn giống phục vụ  sản xuất trong vụ đông là hết sức quan trọng. Bởi trước những bất lợi của thời tiết, sản xuất vụ đông sẽ khó khăn hơn, nếu không chủ động được nguồn giống tốt thì việc ương trồng các loại rau thương phẩm theo đó cũng không đạt được kết quả như mong muốn. Vì thế, để có cây giống đảm bảo chất lượng, bà con cần làm tốt từ khâu lựa chọn hạt giống, làm đất và cách chăm sóc trong quá trình sinh trưởng phát triển của cây để sản xuất mang lại hiệu quả cao./.

Nguyễn Hoàn/https://sonongnghiep.hatinh.gov.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập175
  • Hôm nay38,523
  • Tháng hiện tại769,876
  • Tổng lượt truy cập91,943,605
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây