Học tập đạo đức HCM

Chủ động ứng phó thiên tai trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp

Thứ ba - 07/09/2021 02:55
UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương, đơn vị trước ngày 20/9/2021 phải hoàn thành phương án ứng phó với từng cấp độ rủi ro khi có thiên tai xẩy ra trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 phức tạp.
106d2094241t9550l4 152d5115914t36949l0

Năm 2021 được dự báo diễn biến thiên tai sẽ phức tạp, khó lường và cực đoan.

Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh trong những tháng cuối năm 2021 diễn biến thiên tai còn rất khó lường, trong khi dịch Covid-19 còn căng thẳng; thực hiện Văn bản số 1100/TTg-NN ngày 23/8/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động ứng phó thiên tai, mưa lũ, bão lớn trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp và Quyết định số 16/QĐ-TWPCTT ngày 23/8/2021 của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai về việc ban hành Sổ tay hướng dẫn công tác phòng, chống thiên tai trong bối cảnh dịch Covid-19, để chủ động ứng phó với thiên tai, đồng thời nhận thức một cách đầy đủ về những khó khăn sẽ gặp phải khi thiên tai xẩy ra trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, UBND tỉnh yêu cầu các địa phương, đơn vị tham khảo Sổ tay hướng dẫn Công tác phòng, chống thiên tai trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 của Ban chỉ đạo Trung ương vừa ban hành, để chỉ đạo rà soát, bổ sung phương án ohòng chống thiên tai.

106d2094219t179l0 135d6162227t8828l0 9

Ban CHQS huyện Thạch Hà luôn sẵn sàng “4 tại chỗ” để ứng phó với các tình huống thiên tai trên địa bàn.

Đối với UBND các huyện, thành phố, thị xã

- Tổ chức tuyên truyền rộng rãi đến tận mọi người dân về việc tổ chức phòng, chống thiên tai trong bối cảnh dịch bệnh Covid -19; nhằm nâng cao nhận thức cho mọi người dân biết về mối hiểm họa khi thiên tai xẩy ra trong bối cảnh dịch bệnh đang phức tạp để người dân chủ động hơn trong công tác phòng tránh, ứng phó; đảm bảo thông tin đến được với tất cả mọi người dân, nhất là đối với người dân vùng sâu, vùng xa khu trung tâm hành chính, vùng còn đói thông tin;

- Rà soát, bổ sung phương án chỉ huy, điều hành của Ban chỉ huy PCTT và TKCN của các địa phương trong bối cảnh thiên tai xẩy ra với cấp độ rủi ro cao nhất mà địa phương đang phải thực hiện giản cách xã hội để chống dịch theo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ. Phương án chỉ huy điều hành phải đảm bảo bố trí đủ cán bộ thường trực tại văn phòng nhằm kịp thời nắm bắt diễn biến thiên tai, dịch bệnh để tham mưu kịp thời cho Ban chỉ huy PCTT và TKCN các phương án chỉ đạo (phải bố trí cả lực lượng dự phòng, thay thế khi có cán bộ phải nghỉ bất khả kháng); chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị, vật tư, nhu yếu phẩm cần thiết vừa đảm bảo công tác thường trực tham mưu ứng phó với thiên tai, vừa đảm bảo phòng chống dịch theo phương châm “4 tại chỗ” để sẵn sàng ứng phó kịp thời, hiệu quả trong điều kiện sự hỗ trợ từ bên ngoài gặp nhiều hạn chế.

- Đối với phương án sơ tán dân: Trên cơ sở các phương án Phòng, chống thiên tai đã được xây dựng từ đầu năm, đặc biệt là phương án sơ tán dân ứng phó với trường hợp bão mạnh và siêu bão, phương án sơ tán dân vùng thường xuyên bị ngập lụt, vùng trũng thấp, vùng có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất và phương án sơ tán dân vùng hạ du các hồ chứa thủy lợi, thủy điện mà các địa phương đã xây dựng, tiến hành rà soát, bổ sung cho phù hợp với tình hình hiện nay; kiểm tra, rà soát cụ thể các địa điểm sơ tán theo kế hoạch, hạn chế tối đa việc sơ tán tập trung nhằm đảm bảo an toàn chống dịch bệnh; tại các điểm sơ tán phải bố trí cán bộ chỉ huy và phân công trách nhiệm cụ thể để vừa đảm bảo an toàn, an ninh trật tự vừa đảm bảo công tác phòng chống dịch và chuẩn bị đầy đủ lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm, vật tư, y tế phòng dịch cho người dân ở nơi sơ tán. Các cơ sở dự kiến sơ tán dân vừa đảm bảo có sức chống chịu với thiên tai, nhưng phải có đủ điều kiện để thực hiện giãn cách theo quy định phòng, chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế. Chuẩn bị tốt các kịch bản cụ thể nhằm tổ chức di chuyển sớm người dân vùng có nguy cơ cao đến nơi sơ tán trước khi thiên tai xẩy ra tuyệt đối không bị động.

- Rà soát, bổ sung lực lượng xung kích cơ sở (kể cả lực lượng dự phòng), bố trí kinh phí để mua đầy đủ kịp thời các trang thiết bị cho lực lượng xung kích phòng chống thiên tai; lập danh sách các lực lượng phải huy động để ứng phó với thiên tai trong tường hợp dịch bệnh phức tạp; tổ chức hướng dẫn kỹ năng cho lực lượng xung kích phòng chống thiên tai trong bối cảnh vừa phòng chống thiên tai vừa phòng chống dịch bệnh Covid -19.

- Có phương án đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và tài sản tại các cơ sở cách ly tập trung; phương án đảm bảo an toàn cho các cơ sở y tế, nhất là các cơ sở khám và điều trị (kể cả cơ sở khám và điều trị dã chiến) cho công dân nhiễm Covid-19 trong trường hợp thiên tai xẩy ra. Chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, nhu yếu phẩm cần thiết đảm bảo cho người dân ở các khu cách ly, khu điều trị người bị nhiểm Covid-19 có đủ khả năng ứng phó với thiên tai với cấp độ rủi ro cao nhất trong thời gian ít nhất là 7 ngày. Rà soát, bổ sung phương án cụ thể nhằm đảm bảo an toàn cho các lực lượng tham gia kiểm soát dịch bệnh Covid-19 tại tất cả các chốt trên địa bàn khi có thiên tai xẩy ra.

- Lập kế hoạch ưu tiên tiêm vắc xin cho người dân trong vùng có nguy cơ cao phải tổ chức sơ tán dân đến địa điểm tập trung để hạn chế thấp nhất lây lan dịch bệnh trong quá trình sơ tán dân và tại nơi sơ tán.

- Tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình phòng, chống thiên tai, đặc biệt là các hồ chứa, hệ thống đê điều và các cơ sở hạ tầng PCTT đã được cấp nguồn đảm bảo an toàn trong mùa mưa, bão.

- Tăng cường, chủ động hương án kết nối, chỉ đạo trực tuyến và ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho công tác chỉ đạo, chỉ huy điều hành ứng phó với thiên tai, dịch bện phù hợp với tình hình và điều kiện cụ thể của từng địa phương;

Sở NN&PTNT, Sở Công thương chỉ đạo kiểm tra, rà soát và triển khai phương án đảm bảo an toàn đê điều, hồ chứa nước và vận hành hiệu quả hồ chứa thủy lợi, thủy điện phù hợp với diễn biến mưa lũ.

Bộ CHQS tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh, Sở GTVT rà soát lại phương án chuẩn bị lực lượng, phương tiện, trang thiết bị để hỗ trợ các địa phương ứng phó với thiên tai, tổ chức cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu, đồng thời bảo đảm công tác phòng chống dịch.

Sở Y tế xây dựng phương án đảm bảo an toàn cho các cơ sở y tế, cơ sở điều trị, khu cách ly tập trung trong tình huống xảy ra thiên tai; phối hợp với các địa phương xây dựng kế hoạch ưu tiên tiêm vắc xin cho người dân trong vùng có nguy cơ cao do thiên tai phải tổ chức sơ tán; sẵn sàng phương tiện, thiết bị đảm bảo an toàn phòng chống dịch bệnh đối với công tác chỉ đạo, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai tại các vùng đang có dịch.

Yêu cầu Thủ trưởng các sở, ngành còn lại, các Tiểu ban của Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh theo Quyết định số 490/QĐ-UBND ngày 4/2/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc thành lập Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh năm 2021 tập trung rà soát, xây dựng phương án ứng phó với thiên tai trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 để chủ động tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh các tình huống khi có thiên tai bão lũ xảy ra.

Đề nghị Trưởng các Đoàn kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn năm 2021 ở các địa phương theo Quyết định số 1631/QĐ-UBND ngày 31/3/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh tổ chức kiểm tra, chỉ đạo các địa phương việc rà soát, bổ sung phương án ứng phó thiên tai trong bối cảnh dịch Covid 19 xong trước ngày 15/9/2021; đặc biệt là công tác di dời dân để ứng phó với thiên tai trong bối cảnh dịch Covid-19 phức tạp.

Phương án ứng phó với từng cấp độ rủi ro khi có thiên tai xẩy ra trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 phức tạp yêu cầu các địa phương, đơn vị phải hoàn thành trước ngày 20/9/2021 và gửi về Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh tổng hợp, tham mưu cho UBND tỉnh trong công tác chỉ đạo.

Theo PV/baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập210
  • Hôm nay46,643
  • Tháng hiện tại1,001,295
  • Tổng lượt truy cập92,175,024
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây