Học tập đạo đức HCM

Chủ động ứng phó với các hiện tượng thời tiết cực đoan

Thứ tư - 07/07/2021 00:36
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 5/7, một vùng áp thấp đã đi vào Biển Đông, vị trí trung tâm vùng áp thấp cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 700km về phía Đông Nam.

Dự báo vùng áp thấp này di chuyển theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km và có khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới. Đến ngày 6/7, áp thấp nhiệt đới này di chuyển theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10km và có khả năng mạnh lên thành bão. Đến 4 giờ ngày 7/7, vị trí tâm bão cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 120km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10. Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, khu vực bị ảnh hưởng sẽ có gió giật mạnh, khu vực Bắc Bộ sẽ có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to...

Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của rãnh áp thấp có khả năng hình thành qua khu vực Bắc Bộ kết hợp với hội tụ gió lên đến 5.000m, nên từ nay đến ngày 8/7, khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa vừa, mưa to; riêng khu vực vùng núi Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, với lượng mưa phổ biến 100-200mm, có nơi trên 250mm, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất và ngập úng cục bộ tại các tỉnh miền núi...

Ngày 4/7, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai đã có văn bản gửi Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh từ Quảng Ninh đến Cà Mau, đề nghị ứng phó với áp thấp trên khu vực giữa biển Đông và thời tiết xấu trên vùng biển phía Nam.

Nội dung văn bản nêu rõ: Chiều ngày 4/7, trên khu vực miền Trung Philippines xuất hiện một vùng áp thấp. Dự báo vùng áp thấp di chuyển theo hướng Tây Bắc và có khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới, gây gió mạnh cấp 6, giật cấp 8.

Để chủ động ứng phó với vùng áp thấp có khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới trên biển Đông và thời tiết xấu trên vùng biển phía Nam, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai đề nghị Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Cà Mau theo dõi chặt chẽ bản tin cảnh báo, dự báo và diễn biến của vùng áp thấp, gió mùa Tây Nam trên biển.

Thông báo cho thuyền trưởng, chủ các phương tiện, tàu thuyền đang hoạt động trên biển biết để chủ động phòng tránh và có kế hoạch sản xuất phù hợp, đảm bảo an toàn về người và tài sản, duy trì thông tin liên lạc nhằm xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra. Sẵn sàng lực lượng, phương tiện để kịp thời cứu hộ, cứu nạn khi cần thiết...

Theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, lũ quét thường xảy ra bất ngờ tại các sông, suối khu vực miền núi; lũ lên nhanh và cũng xuống nhanh, có sức tàn phá lớn, thường đi kèm với sạt lở đất, đá.

Do vậy, người dân cần cảnh giác trước các dấu hiệu xuất hiện lũ quét như: Mưa lớn nhiều ngày ở vùng thượng lưu, nước sông hoặc suối chuyển màu đục, có tiếng động bất thường của đất đá hoặc âm thanh lạ trong lòng đất... Khi thấy các dấu hiệu trên, người dân cần nhanh chóng di chuyển khỏi khu vực có thể xảy ra lũ quét để đến nơi có vị trí cao hơn; sẵn sàng sơ tán theo hướng dẫn của chính quyền địa phương, lực lượng chức năng...

Thực tế cho thấy, từ đầu mùa hè đến nay, trên địa bàn Quảng Ninh cũng như ở nhiều địa phương khác trong cả nước đã xuất hiện nhiều đợt nắng nóng kéo dài, có nơi nhiệt độ lên hơn 40 độ C. Điều này cho thấy khả năng thời tiết mùa hè năm nay có nhiều yếu tố cực đoan như nắng nóng kéo dài, mưa lớn, lũ lụt, áp thấp nhiệt đới, bão v.v.. Và với các hình thái thời tiết kết hợp cùng lúc như nói ở trên, khả năng ở các tỉnh Bắc Bộ, đặc biệt là ở khu vực miền núi trong những ngày này có thể xảy ra mưa vừa, mưa to, thậm chí mưa rất to, với lượng mưa có nơi trên 250mm/đợt, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất và ngập úng cục bộ ở một số nơi...

Với địa bàn Quảng Ninh, có nhiều địa phương thuộc vùng núi cao, có nhiều sông, suối nên khi có mưa to kéo dài cần hết sức cảnh giác với các hiện tượng lũ quét, sạt lở đất. Bên cạnh đó còn có các bãi thải đất đá mỏ của ngành Than cũng có nguy cơ cao xảy ra sạt trượt, lở đất đá từ trên cao.

Do vậy, chính quyền các địa phương và lực lượng chức năng cần khẩn trương rà soát, kiểm tra các khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất đá, ngập lụt... để cảnh báo và sẵn sàng di dân đến những nơi an toàn để đảm bảo tính mạng và tài sản của nhân dân...

Thanh Tùng
https://www.quangninh.gov.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập128
  • Hôm nay32,976
  • Tháng hiện tại986,788
  • Tổng lượt truy cập92,160,517
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây