Học tập đạo đức HCM

Tập trung cảnh báo sớm, giảm rủi ro thiên tai

Thứ ba - 02/06/2020 23:34
Dự báo tình hình khí tượng thuỷ văn (KTTV) năm 2020 sẽ tiếp tục còn diễn biến bất thường, khó lường, Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia xác định, phải nâng cao chất lượng dự báo thiên tai, trọng tâm là việc cảnh báo, dự báo sớm và chi tiết.
Cảnh báo sớm và chi tiết giúp giảm thiểu rủi ro thiên tai

Giám đốc Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia Mai Văn Khiêm cho biết, nổi bật nhất trong công tác dự báo, cảnh báo bão, áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) năm 2019 là việc nâng thời hạn dự báo bão, ATNĐ. Trong năm 2019, các bản tin dự báo bão đã được phát sớm đến 3 ngày và cảnh báo sớm đến 5 ngày, trong khi đó với các bản tin ATNĐ thì hạn dự báo cũng đã nâng lên đến 2 ngày và cảnh báo đến 3 ngày. Tin lũ, tin lũ khẩn cấp được ban hành kịp thời và kèm theo các hình ảnh về ngập lụt.

Nội dung các bản tin bão, ATNĐ, lũ, ngập lụt ngày càng đa dạng và phong phú cho phù hợp với yêu cầu của công tác phòng chống thiên tai, giảm nhẹ thiệt hại và yêu cầu chung của người sử dụng.

Bên cạnh đó, dự báo mực nước và dòng chảy các sông trên toàn quốc đã đáp ứng yêu cầu phát điện và chỉ đạo điều hành liên hồ chứa, cũng như lấy nước phục vụ sản xuất. Đặc biệt, công tác dự báo đã cảnh báo sớm được tình hình thiếu nước và xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long từ tháng 7/2019.

Hiện nay, các bản tin thiên tai được truyền đi dưới nhiều hình thức như email, fax, tin nhắn, họp báo và mạng xã hội... Trong tình huống thiên tai khẩn cấp, tần suất bản tin được phát nhiều hơn (1 bản tin/giờ) góp phần vào việc phòng chống thiên tai trên biển và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam.

Theo nhận định của các chuyên gia, diễn biến KTTV trong năm 2019 diễn biến khá phức tạp, bất thường trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu. Nhiều loại hình thiên tai đã xuất hiện sớm, số lượng thiên tai không nhiều nhưng đã xảy ra nhiều thiên tai mang tính lịch sử, thiết lập mốc kỷ lục mới. Trong khi đó, dự báo cường độ bão, cường độ mưa lớn ở khu vực nhiệt đới vẫn là một thách thức của khoa học và công nghệ dự báo trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Thách thức này càng cao hơn khi ở Việt Nam vẫn thiếu số liệu trên biển và số liệu đo ở các tầng trên cao khí quyển đối với bão, số liệu mưa ở vùng địa hình chia cắt phức tạp.

Mặt khác, chưa có công cụ, mô hình phục vụ giám sát, hỗ trợ và lập bản đồ cảnh báo lũ quét và sạt lở đất sử dụng các nguồn dữ liệu tự động, vệ tinh và radar của hệ thống KTTV quốc gia; hệ thống tích hợp giám sát hạn hán, xâm nhập mặn, lũ xuyên biên giới.

Dự báo tình hình KTTV năm 2020 sẽ tiếp tục còn diễn biến bất thường, khó lường, để phục vụ hiệu quả công tác phòng chống thiên tai, Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia xác định, phải nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo thiên tai, trọng tâm là việc cảnh báo, dự báo sớm và chi tiết.

“Tiếp tục nghiên cứu cải tiến nội dung và hình thức các bản tin dự báo KTTV nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân, cộng đồng, tiếp tục phát triển hệ thống dự báo hướng tới dự báo dựa trên tác động, cảnh báo dựa trên rủi ro”, PGS.TS Mai Văn Khiêm cho biết.

Bên cạnh đó, theo dõi chặt chẽ, dự báo, cảnh báo sớm, sát diễn biến thời tiết hàng ngày và diễn biến các hiện tượng KTTV nguy hiểm, đặc biệt là bão, lũ, lũ quét, sạt lở đất, mưa lớn; cung cấp kịp thời các bản tin dự báo, cảnh báo cho các cơ quan, ban ngành ở Trung ương, địa phương phục vụ công tác chỉ đạo, phòng tránh.

Tăng cường hợp tác song phương và đa phương để trao đổi thông tin dữ liệu KTTV, nhất là các số liệu KTTV xuyên biên giới; trao đổi, chia sẻ thông tin và công tác phối hợp với các bộ, ngành, địa phương để khai thác hạ tầng sẵn có, phát huy sức mạnh tổng hợp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng chống thiên tai.  

Ngoài ra, cần đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông, đào tạo để đưa thông tin tới người dân, nâng cao năng lực cộng đồng để nắm bắt tình hình, diễn biến thiên tai và chủ động ứng phó trong các tình huống thiên tai, giảm thiểu rủi ro và thiệt hại do thiên tai gây ra.

Thu Cúc

Nguồn tin: chinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập298
  • Hôm nay104,515
  • Tháng hiện tại840,625
  • Tổng lượt truy cập93,218,289
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây