Học tập đạo đức HCM

233 hồ chứa xung yếu có nguy cơ mất an toàn

Thứ tư - 25/07/2018 11:07
Báo cáo sáng 25/7 của Tổng cục Thủy lợi (Bộ NN&PTNT) cho thấy, toàn khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ hiện có tới 233 hồ chứa xung yếu có nguy cơ mất toàn.
Cụ thể, khu vực Bắc Bộ có tổng số 2.985 hồ (286 hồ chứa lớn, 2.699 hồ chứa nhỏ). Trong đó, 15 hồ có tràn cửa van (Điện Biên 2, Thái Nguyên 1, Quảng Ninh 6, Bắc Giang 1, Hải Dương 1, Vĩnh Phúc 4, Hà Nội 2), còn lại là tràn tự do. Trong số các hồ chứa trên, có 138 hồ chứa xung yếu cần giám sát kỹ lưỡng sự cố (Hà Giang 6, Cao Bằng 4, Lào Cai 5, Yên Bái 12 hồ, Tuyên Quang 11 hồ, Bắc Kạn 6,Thái Nguyên 9, Lạng Sơn 8, Quảng Ninh 9, Sơn La 8, Phú Thọ 9, Vĩnh Phúc 7, Bắc Giang 9, Hải Dương 5, Hòa Bình 20, Ninh Bình 6).
Tại khu vực Bắc Trung Bộ có tổng số 1.920 hồ (132 hồ chứa lớn, 1.788 hồ chứa nhỏ). Trong đó 43 hồ có tràn cửa van (Thanh Hóa 4, Nghệ An 3, Hà Tĩnh 8, Quảng Bình 7, Quảng Trị 11, Thừa Thiên Huế 9), còn lại 1.877 hồ có tràn tự do. Có 95 hồ chứa trong số trên ở trạng thái xung yếu, có nguy cơ mất an toàn (Thanh Hóa 24, Nghệ An 21, Hà Tĩnh 18, Quảng Bình 12, Quảng Trị 14, Thừa Thiên Huế 7).
Liên quan tới tình hình sự cố, hiện đã phát hiện sự cố rò nước bất thường tại các vị trí chân tường bể xả và mái đê tại trạm Liên Nghĩa thuộc huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên, nước chảy có mang theo bùn cát. Hiện trạm bơm đã ngừng vận hành để tổ chức kiểm tra, xử lý sự cố. Tranh thủ kỳ triều cường và mực nước sông đang xuống, vận hành tối đa công suất các công trình thủy lợi để tiêu úng và tiêu nước đệm trong hệ thống kênh mương xuống mức chủ động ứng phó với ảnh hưởng của đợt mưa tới.
Để chủ động ứng phó với diễn biến ngập lụt và bảo đảm an toàn cho hệ thống hồ chứa, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi Nguyễn Văn Tỉnh đề nghị các địa phương, các công ty khai thác công trình thủy lợi chủ động hạ thấp mực nước các hồ chứa nước có cửa van xuống mức chủ động đón mưa, lũ, bảo đảm an toàn công trình và không xả lũ bất thường làm ảnh hưởng đến vùng hạ du. Tăng cường công tác kiểm tra hồ chứa nước, đặc biệt là các hồ chứa nhỏ đang đầy nước, hồ chứa xung yếu, sẵn sàng triển khai việc xử lý giờ đầu khi có nguy cơ xảy ra sự cố. Đồng thời, tổ chức trực ban, theo dõi tình hình thời tiết, vận hành công trình thủy lợi phòng, chống ngập lụt, úng và bảo đảm an toàn công trình.
5.261 hộ dân vẫn đang phải di dời do mưa lũ
Theo thống kê của Ban Chỉ đạo T.Ư về Phòng, chống thiên tai, tính đến sáng nay (25/7), mưa lũ đã khiến 34 người chết và mất tích, 26 người bị thương.
Bên cạnh thiệt hại về người, 247 nhà dân bị sập, đổ (Sơn La: 17 nhà, Yên Bái: 166 nhà, Phú Thọ: 24 nhà, Hòa Bình: 3 nhà; Quảng Ninh: 2 nhà, Thanh Hóa: 10 nhà, Nghệ An: 24 nhà, Hà Tĩnh: 1 nhà);
Số nhà bị ngập: 8.905 nhà (Sơn La: 209 nhà, Lào Cai: 55 nhà, Phú Thọ: 5.173 nhà, Hòa Bình: 114 nhà; Hà Nội: 1.954 nhà; Quảng Ninh: 185 nhà, Thanh Hóa: 1.055 nhà, Nghệ An: 160 nhà). Đặc biệt, hiện có ít nhất 5.261 nhà dân phải di dời khẩn cấp do mưa lũ (Sơn La: 202 nhà, Yên Bái: 984 nhà, Lào Cai: 4 nhà, Phú Thọ: 3.553 nhà, Hòa Bình: 207 nhà, Quảng Ninh: 232 nhà, Nghệ An: 79 nhà). Rất nhiều hộ dân trong nhóm nhà bị ngập cũng buộc phải di dời một phần. 
Ngành nông nghiệp cũng thiệt hại nặng nề khi số gia súc bị chết, cuốn trôi: 10.663 con (Sơn La: 36 con, Yên Bái: 256 con, Lào Cai: 01 con, Phú Thọ: 10.238 con, Hòa Bình: 18 con, Hà Nội: 21 con, Thanh Hóa: 46 con, Nghệ An: 47 con); Gia cầm bị chết, cuốn trôi: 121.344 con (Sơn La: 310 con, Yên Bái: 3.615 con, Lào Cai: 191 con, Phú Thọ: 93.487 con, Hà Nội: 7.410 con, Thanh Hóa: 9.304 con, Nghệ An: 7.027 con); Diện tích thủy sản bị ảnh hưởng: 6.466 ha. 
Khu vực các tỉnh đồng bằng sông Hồng có diện tích ngập úng là: 42.606ha lúa; 2.294ha ngô và hoa màu. Khu vực các tỉnh Bắc Trung Bộ có diện tích ngập úng là: 33.660ha lúa; 11.555 ha ngô và hoa màu. Khu vực miền núi phía Bắc có diện tích ngập úng là: 4.787ha lúa; 1.545ha hoa màu. Hiện nước đang rút dần, các địa phương đang thống kê số liệu cụ thể.
Tổng hợp từ các địa phương, tính đến 7h ngày 25/7/2018, hệ thống đê điều các tỉnh Phú Thọ, Thái Bình, Nam Định, Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình Thanh Hóa, Nghệ An, Hưng Yên đã xảy ra 48 sự cố. Các địa phương đã lập phương án xử lý sự cố giờ đầu và tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến, tổ chức tuần tra canh gác, bảo vệ đê điều theo quy định. 

Theo Kinh tế đô thị
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập725
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại742,584
  • Tổng lượt truy cập93,120,248
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây